Tình hình chung ngành dịch vụ logistics
Năm 2022, nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn từ hệ luỵ của đại dịch Covid-19 và xung đột Nga – Ukraine. Tuy nhiên, ngành Logistics đã có phát triển vượt bậc trong vai trò “xương sống” và trở thành thị trường tiềm năng. Bởi, đây là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối với 3 nhóm công việc trong ngành: Kho bãi, giao vận và vận chuyển.
Tình hình suy thoái kinh tế đầu năm 2023 đã tác động tới thương mại toàn cầu, làm cho nền kinh tế phát triển chậm lại, kèm theo là lạm phát tăng. Điều này dẫn đến tình trạng suy giảm đơn hàng xuất khẩu tại các thị trường chính của Việt Nam, tác động đến các hoạt động Logistics giá cước vận chuyển liên tục giảm trong khi chi phí cho các hoạt động khác gia tăng.
Một trong những ảnh hưởng mà ngành logistics phải đối mặt là chậm trễ trong việc giao tàu container, dẫn đến gây tắc nghẽn cảng liên tục làm cho doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí cho việc lưu kho.
Dự báo một năm nhiều khó khăn và thách thức cho ngành Logistic. Gia tăng sự canh tranh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Xu hướng phát triển ngành dịch vụ Logistics 2023
Ngày nay, doanh nghiệp Logistics không chỉ cạnh tranh về việc đáp ứng nhu cầu vận tải, cước phí vận chuyển mà còn cạnh tranh về việc cung cấp trải nghiệm tốt cho khách hàng, giải quyết các yêu cầu phức tạp nhanh chóng và chủ động. Sự bùng nổ công nghệ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển và cạnh tranh của ngành dịch vụ Logistics 2023.
Tính linh hoạt trong các hoạt động logistics
Dữ liệu phân mảnh ở nhiều nguồn khác nhau làm doanh nghiệp khó khăn trong việc quản lý cũng như đưa ra những chiến lược phù hợp. Hợp nhất dữ liệu từ nhiều kênh sẽ giúp linh hoạt trong điều phối nguồn lực, quản lý hàng hoá, tăng tốc độ cung cấp dịch vụ và sự chính xác của đơn hàng. Việc này giúp cho các doanh nghiệp Logistics tăng khả năng cạnh tranh. Không chỉ vậy, tính linh hoạt còn giúp doanh nghiệp logistics tối ưu quy trình kinh doanh giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA: Robotic Process automation)
Robot được ứng dụng nhiều vào đời sống giúp thực hiện công việc với độ chính xác cao, giảm nguy cơ sai sót. Đối với ngành Logistics, tự động hóa quy trình bằng robot còn giúp doanh nghiệp:
– Tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong việc thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại.
– Tự động theo dõi, giám sát và thông báo cho khách hàng về các vấn đề của đơn hàng.
– Đưa ra những dự báo realtime về cung cầu của dịch vụ dựa trên tính năng phân tích tự động với số liệu chính xác.
– Nâng cao trải nghiệm khách hàng và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Khai thác dữ liệu (Data mining):
Hiện nay, quá trình phân loại, sắp xếp các tập hợp dữ liệu lớn để phân tích dữ liệu là một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam.
Khai thác dữ liệu trong ngành Logistics đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và giúp ích cho cải thiện việc ra quyết định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng dự báo nhu cầu, kiểm soát tồn kho. Một số công nghệ trong việc khai thác dữ liệu hiện nay như:
+ Công nghệ big data
Công nghệ big data với khả năng phân tích thông tin có sẵn và dự đoán dữ liệu trong vận hành kho vận, chuỗi cung ứng. Big Data giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên độ chính xác, đáng tin cậy trong số liệu đã phân tích.
+ Công nghệ AI.
Công nghệ này giúp cho các doanh nghiệp Logistics thu thập, phân tích thông tin của tồn kho cũng như dự đoán nhu cầu của khách hàng. Việc này cho phép các công ty tăng hiệu quả và thúc đẩy doanh thu.
Điện toán đám mây (Cloud computing)
Điện toán đám mây là một trong những chìa khoá mang lại hiệu quả cho việc tổ chức, quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Logistics. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí cho cơ sở hạ tầng cũng như chi phí bảo trì so với hệ thống on-premise. Phần mềm dưới dạng dịch vụ SaaS là xu hướng tạo nhiều dấu ấn trong năm 2023. Phần mềm này cho phép lưu trữ thông tin qua công nghệ điện toán đám mây và tăng cường bảo mật trong quản lý thông tin.
Bên cạnh đó, Điện toán đám mây giúp nhân viên của các doanh nghiệp có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng.
Số hóa doanh nghiệp Logistic với hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện
Hệ sinh thái One Gimasys hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ Logistics số hóa thành công
“One Gimasys” là model được Gimasys xây dựng dựa trên sự kế thừa, chuyển giao từ các giải pháp công nghệ tiên tiến trên thế giới, bao gồm ERP, CRM, BI, API, ML/AI, … Lấy khách hàng làm trọng tâm, “One Gimasys” hướng đến hệ sinh thái các dịch vụ, giải pháp phục vụ doanh nghiệp toàn diện từ frontoffice đến backoffice. Với kinh nghiệm hơn 19 năm kinh nghiệm trong ngành CNTT, triển khai cho nhiều ngành nghề và dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp nói chung và logistics nói riêng về việc giải quyết các thách thức đặt ra trong quá trình chuyển đổi số:
– Quản lý và vận hành doanh nghiệp hiệu quả với NetSuite
– Lưu trữ thông tin với bảo mật cao với Google Cloud Platform
– Nâng cao mối quan hệ khách hàng với nền tảng Customer 360
– Phân tích dữ liệu, đánh giá xu hướng thị trường với nền tảng Tableau
Link bài đọc thêm: Gimasys x Salesforce cùng Tân Cảng Sài Gòn tiến đến mục tiêu mở rộng và phát triển thị trường.