Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

Các giải pháp có khả năng thay thế Power BI trong tương lai

Trong bài viết này, Gimasys sẽ phân tích về 5 giải pháp hàng đầu có thể thay thế Power BI, không chỉ cung cấp các gói tính năng mạnh mẽ như mô hình hóa dữ liệu, phân tích tự phục vụ, tái sử dụng dữ liệu, v..v… với nhiều mức chi trả hơn. 

Power BI được xem là một trong những giải pháp Business Intelligence (BI) phổ biến và được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay với khả năng linh hoạt trong việc mô hình hóa, trực quan hóa dữ liệu. Đây cũng là nền tảng được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp đã quen sử dụng các ứng dụng thuộc hệ sinh thái Microsoft. 

Power BI cho phép cài đặt trên các thiết bị cố định hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn sử dụng nhiều dịch vụ hơn từ Power BI, doanh nghiệp sẽ phải chi trả $9.99/ tài khoản/ tháng đối với các giải pháp đám mây hoặc $4,995 mỗi tháng cho một server có đầy đủ các giải pháp (kho lưu trữ nguồn tài nguyên và điện toán đám mây).

Tuy nhiên, khả năng của Power BI vẫn còn nhiều hạn chế:

  • Đội ngũ phân tích dữ liệu phải được đào tạo về DAX và ngôn ngữ Power Query M mới có thể tận dụng được hết mọi tiềm năng của Power BI.
  • Nếu sử dụng các thiết bị thuộc dòng Mac, doanh nghiệp sẽ không thể cài đặt phiên bản Power BI vào hệ thống máy tính và thực hiện công việc sắp xếp dữ liệu.
  • Power BI khó có thể được áp dụng đơn lẻ, vì vậy mà doanh nghiệp sẽ cần sử dụng thêm nhiều ứng dụng khác thuộc hệ sinh thái Microsoft.

Trong bài viết này, Gimasys sẽ phân tích về 5 giải pháp hàng đầu có thể thay thế Power BI, không chỉ cung cấp các gói tính năng mạnh mẽ như mô hình hóa dữ liệu, phân tích tự phục vụ, tái sử dụng dữ liệu, v..v… với nhiều mức chi trả hơn. 

  • Thời gian đọc: 05 phút
  • Bài viết dành cho: Các cấp lãnh đạo và quản lý

1. Tableau BI

Tableau là công cụ BI được khá nhiều doanh nghiệp ưa chuộng hiện nay. Nhờ vào khả năng trực quan hóa nổi bật và dễ dàng sử dụng của Tableau, doanh nghiệp không cần có những kiến thức công nghệ chuyên sâu hay hiểu biết quá nhiều về lập trình mà vẫn có thể làm việc trên hệ thống này. Doanh nghiệp có thể triển khai nền tảng Tableau trên các thiết bị on premise, hoặc trên các nền tảng điện toán đám mây. Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp BI có khả năng tạo lập những biểu đồ chất lượng cao, Tableau chắc chắn sẽ là lựa chọn tốt nhất.

Chi phí

Tableau tính phí trên từng tài khoản (giống với hầu hết các công cụ khác) tuy nhiên, chi phí sẽ thay đổi tùy theo vai trò của mỗi tài khoản. Tài khoản Creator, có khả năng xây dựng luồng dữ liệu và thực hiện trực quan hóa ngay tại phiên bản Tableau trên Desktop, có giá $70 cho một tài khoản mỗi tháng. Tài khoản Explorer và Viewer sẽ có giá rẻ hơn với $35 và $12 cho mỗi tài khoản hằng tháng khi triển khai on-premise. Hãy lưu ý rằng, chi phí cho tài khoản Explorer và Viewer sẽ tăng lên nếu doanh nghiệp muốn triển khai trên cloud.

Ưu điểm

  • Thư viện biểu đồ phong phú và dashboard có tính tương tác vô cùng cao. Khả năng phân tích tuyệt vời và dễ dàng sử dụng.
  • Tableau hỗ trợ rất nhiều loại kết nối dữ liệu (cơ sở dữ liệu, ứng dụng, CRM,…). 
  • Khả năng tương thích cao giữa các thiết bị (dashboard của Tableau có thể xem được trên nhiều thiết bị khác nhau như máy tính bảng, điện thoại di động, laptop)
  • Với các tính năng tích hợp và nghiên cứu dữ liệu chuyên sâu, Tableau còn có thể giải quyết lượng dữ liệu đồ sộ và nhanh chóng cung cấp các thuật toán áp dụng trên bộ dữ liệu.
  • Hỗ trợ nhanh chóng và dễ dàng xác định các xu hướng cũng như xây dựng mô hình thực tế nhờ việc tích hợp R. 

Nhược điểm

  • Tableau tập trung chủ yếu vào hoạt động trực quan hóa và không thể làm việc với các tập dữ liệu chưa qua tinh lọc. Để sử dụng Tableau một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần tinh lọc dữ liệu một cách hợp lý ngay từ cơ sở dữ liệu.
  • Hạn chế trong kiểm soát các phiên bản và hoạt động cộng tác trong khi sắp xếp dữ liệu và tạo lập dashboard.

Tìm hiểu thêm:

Các giải pháp có khả năng thay thế Power BI trong tương lai

2. Holistics

Holistics là một nền tảng mạnh mẽ và dễ dàng mở rộng dành cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm một kho dữ liệu toàn diện. Đội ngũ phân tích dữ liệu có thể tạo dựng các tập dữ liệu tái sử dụng và cung cấp cho đội ngũ kinh doanh để thực hiện nghiên cứu dữ liệu tự phục vụ mà không cần đến nhiều sự can thiệp của đội ngũ IT.

Chi phí

Với giá khởi điểm là $200 mỗi tháng, Holistics sẽ tính phí dựa trên mức độ sử dụng (hoặc lượt truy vấn) của doanh nghiệp thay vì số lượng tài khoản. Đây là một mức giá phải chăng và khá hợp lý so với các sản phẩm khác trên thị trường BI.

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng Holistics miễn phí nhưng tất nhiên chỉ được phép truy cập hạn chế.

Ưu điểm

  • Tính năng phân tích tự phục vụ với giao diện trực quan và các thao tác kéo và thả cho phép đội ngũ không chuyên trả lời các câu hỏi adhoc về dữ liệu.
  • Hỗ trợ hợp nhất dữ liệu từ nhiều nguồn (Spreadsheet, Google Analytic, MongoDB, v..v…)
  • Hoạt động tốt với mọi cơ sở dữ liệu phổ biến trên thị trường (PostgreSQL, MySQL, MS SQL, Snowflake, Amazon Athena, Google Bigquery, v..v…)

Nhược điểm

  • Doanh nghiệp cần phải trang bị một nền tảng khái niệm mô hình hóa dữ liệu đủ tốt để có thể sử dụng thành thạo Holistics.
  • Holistics là một công cụ khá mới trên thị trường nên nhiều tính năng vẫn chưa được hoàn thiện.
  • Thư viện biểu đồ có thể hỗ trợ hầu hết các yêu cầu trực quan hóa, tuy nhiên các biểu đồ phức tạp hơn vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

3. Looker

Looker là một nền tảng phân tích và BI hiện đại cho phép doanh nghiệp tích hợp, khám phá và trực quan hóa dữ liệu. Looker được triển khai chủ yếu trên không gian đám mây. Cốt lõi của phương pháp tiếp cận được Looker sử dụng là ngôn ngữ mô hình hóa dữ liệu – LookML. Với ngôn ngữ này, đội ngũ sẽ tạo nên các mã lập trình để xác định số liệu kinh doanh và làm việc với dữ liệu. Nền tảng còn hỗ trợ một loạt nguồn dữ liệu và hình ảnh trực quan có thể được tích hợp trên các website, cổng thông tin và ứng dụng.

Chi phí

Chi phí đầu tư cho Looker có thể được điều chỉnh dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp vì vậy mà Looker không công bố các mức giá chi tiết. Sau khi tìm hiểu một vài doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể nhận thấy rằng mức giá Looker sẽ giao động vào khoảng từ $3000 đến $5000 một tháng dành cho 10 tài khoản được gia hạn đăng ký hằng năm

Ưu điểm

  • Khả năng tạo lập mô hình dữ liệu tốt, có thể bao gồm nhiều trường hợp được sử dụng trong hoạt động phân tích.
  • Tạo điều kiện cho đội ngũ không có kỹ thuật lập báo cáo một cách dễ dàng dựa trên các tập dữ liệu được xác định trước.
  • Looker hỗ trợ hợp tác và quản lý các phiên bản ứng dụng nhờ tích hợp Git.

Nhược điểm 

  • Doanh nghiệp phải được trang bị các kỹ năng LookML mới có thể làm việc với các mô hình của Looker.
  • Looker yêu cầu một đội ngũ quản lý dữ liệu mạnh mẽ với lượng dữ liệu chất lượng cao để có thể quản lý các dự án LookML và thực hiện tất cả các bước thiết lập cần thiết đối với hoạt động kinh doanh.
  • Looker chỉ có thể làm việc trực tiếp khi thực hiện một dự án chỉ có thể làm việc được với một cơ sở dữ liệu và không cung cấp tính năng ETL.

4. Qlik Sense

Qlik là một công cụ trực quan hóa và phân tích tự phục vụ năng động giúp đơn giản hóa hoạt động nghiên cứu dữ liệu đối với nhiều tài khoản. Nhờ vào khả năng chuẩn bị dữ liệu trực quan, thao tác kéo và thả cũng các tính năng chi tiết, doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt và chia sẻ các liên kết dữ liệu và insight cốt lõi một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chi phí

Miễn phí hoặc Bắt đầu với $30 cho mỗi tài khoản mỗi tháng

Ưu điểm

  • Tính năng phân tích tự phục vụ rất hữu ích với một giao diện kéo và thả.
  • Cung cấp các phân tích dự đoán và nhận định xu hướng.
  • Các ứng dụng di động mạnh mẽ được thiết kế dành riêng cho các thiết bị di động.

Nhược điểm

  • Khả năng trích xuất dữ liệu không linh hoạt.
  • Hạn chế khả năng trực quan hóa do còn thiếu sót một vài dạng biểu đồ.
  • Mô hình định giá phức tạp.
  • Giải pháp dữ liệu thường hoạt động chậm khi phải làm việc với các tập dữ liệu lớn.

5. Google Data Studio

Google Data Studio là một công cụ báo cáo thuộc hệ sinh thái GA360 và được phát triển hằng tháng với giao diện trực quan dễ dàng khám phá và hình thành insight. Và giải pháp này hoàn toàn miễn phí.

Ưu điểm

  • GDS cung cấp giao diện có tính tương tác cao với các thao tác kéo và thả, tạo điều kiện cho người dùng tùy chỉnh biểu đồ.
  • Dễ dàng tích hợp với các sản phẩm khác của Google để thu thập được thêm nhiều nguồn thông tin.
  • Giao diện người dùng thân thiện và trực quan, dễ dàng tạp lập báo cáo và dashboard.

Nhược điểm

  • Hạn chế trong khả năng khám phá dữ liệu tự phục vụ. Rất khó để xác định dữ liệu liên quan hoặc tìm kiếm những thông tin chuyên sâu hơn nếu chỉ dựa trên việc quan sát dashboard.
  • Thiếu khả năng làm mới dữ liệu tự động. Nếu muốn có được dữ liệu thời gian thực, doanh nghiệp cần phải cài đặt một tiện ích mở rộng trình duyệt của bên thứ ba.
  • Nếu nguồn dữ liệu doanh nghiệp sử dụng không thuộc kho dữ liệu của Google và được yêu cầu phải tích hợp vào hệ thống Google Data Studio, doanh nghiệp sẽ cần phải bổ sung SQL và các nỗ lực ETL.

Kết luận

Mỗi giải pháp nêu trên đều có những thế mạnh và điểm yếu riêng. Việc lựa chọn một giải pháp nào đó còn phụ thuộc vào rất nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm quy mô doanh nghiệp, kho dữ liệu, chi phí và quan trọng nhất là những vấn đề mà doanh nghiệp mong muốn giải quyết. Đây không phải là một công việc dễ dàng vì vậy mà các doanh nghiệp nên lựa chọn đồng hành cùng một đối tác uy tín và giàu kinh nghiệm để đưa ra những quyết định đúng đắn.

Với hơn 17 năm kinh nghiệm cung cấp các giải pháp CNTT, Gimasys luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình tìm hiểu cũng như khai thác ưu thế của giải pháp BI và tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp. LIÊN HỆ NGAY!

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hướng dẫn ứng tuyển