Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

Chuyển đổi số Bộ phận Tài chính: Hành trình bắt đầu từ CFO

Việc sử dụng công nghệ trong kinh doanh hay chuyển đổi số đã sớm trở thành mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong những năm gần đây. Nếu như trước đây vấn đề này chỉ có sự tham gia của bộ phận IT, thì hiện tại các Giám đốc Tài chính (CFO) đã tích cực tham gia thảo luận về các chiến lược chuyển đổi số nhiều hơn.

Rất may rằng, với những phương thức thực tiễn triển khai tốt nhất được rút ra từ hàng nghìn lần triển khai và các phần mềm SaaS hàng đầu, Bộ phận Tài chính sẽ vô cùng dễ dàng để nắm quyền kiểm soát và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, tối ưu việc đưa ra quyết định với các insight sâu sắc.

Tuy nhiên, khi tốc độ thay đổi ngày càng nhanh, các dự án chuyển đổi số sẽ được đánh giá lại để xác định tốc độ đạt được mức thu hồi vốn và mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Điều này càng đúng hơn nữa với các mô hình kinh doanh hiện đại khi kỳ vọng của khách hàng ngày càng tăng, kinh tế không ổn định và có rất nhiều quy định phức tạp. Vậy sự khác biệt bây giờ là gì?

Khi đại dịch COVID-19 diễn ra, các doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tận dụng các giải pháp công nghệ để phân tích tình hình tài chính và duy trì hoạt động. Và điều này đã thay đổi hoàn toàn tương lai của bộ phận tài chính. Khi kinh tế dần hồi phục trở lại, những nhu cầu về cải thiện quy trình phân tích hay tích hợp quy trình tài chính nhất quán sẽ được các doanh nghiệp tập trung đầu tư.

Cuộc “Đại khủng hoảng lao động”

“Đại khủng hoảng lao động” cũng được coi là một nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức họ hoạt động. Làn sóng nghỉ việc tác động đến toàn bộ hệ thống nhân sự, dẫn đến cả những nhân viên mới cũng như những nhân viên cũ dày dặn kinh nghiệm đồng loạt đưa ra quyết định theo đuổi các lựa chọn việc làm khác. 

Những nhân sự gen Y và gen Z khẳng định rằng họ không muốn dành phần lớn thời gian để tổng hợp dữ liệu thành bảng tính và chuẩn bị báo cáo quản lý hay thực hiện các công việc phải cần tới năm hệ thống khác nhau để hoàn thành. Thay vào đó, họ thà làm các dự án mang tính chiến lược với tầm nhìn cao hơn. Khi doanh nghiệp tìm cách thuê những nhân sự dày dặn kinh nghiệm, họ không thể bỏ qua những tham vọng này của ứng viên. Sớm hay muộn, các quy trình thủ công trên các hệ thống khác nhau sẽ tạo ra sự khác biệt về việc ai đó chấp nhận lời mời làm việc của doanh nghiệp hay làm việc cho đối thủ cạnh tranh của bạn.

Đối với các doanh nghiệp, hầu hết những quy trình kinh doanh đều không được lưu trữ đầy đủ và chỉ có một số nhân viên nhớ rằng tại sao lại làm như vậy. Vì vậy các sáng kiến về chuyển đổi số có thể làm giảm thách thức và rủi ro này cho doanh nghiệp. Việc loại bỏ, sắp xếp hợp lý, đơn giản hóa và tự động hóa các quy trình nhất quán trên toàn doanh nghiệp sẽ giúp giảm lỗi và rủi ro nếu có nhân sự quan trọng nghỉ việc.

Các tính năng sắp xếp, hợp nhất và phân tích dữ liệu, đóng tài chính hoặc quản lý các tiêu chuẩn kế toán sẽ giúp nâng cao đáng kể khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp. Việc này cũng giúp ích cho trường hợp các nhóm tài chính dẫn dắt dự án chuyển đổi số.

Tốc độ chuyển đổi nhanh chóng

Nếu có một điều tích cực của đại dịch, đó là nó đã loại bỏ những vấn đề chính trị và thời gian trì hoãn của các dự án mới. Khi doanh nghiệp đang đối diện với nguy cơ trong tương lai gần, các nhóm lãnh đạo đã phải giảm thời gian ra quyết định từ nhiều tháng tháng hoặc nhiều năm xuống còn vài ngày hoặc vài tuần. Bằng cách nào đó, các doanh nghiệp đã tìm ra cách để duyệt các dự án và ngân sách trong thời gian ngắn nhất. Nhưng đây vẫn chưa phải kết thúc. Các dự án giúp tạo ra giá trị trong thời gian ngắn phải liên tục được xây dựng dựa trên những nỗ lực ban đầu.

Thông thường, các sáng kiến ​​chuyển đổi về tài chính được mặc định chuyển sang bộ phận CNTT. Tuy nhiên, việc giám đốc tài chính là giám đốc dự án sẽ hiệu quả hơn trong việc quản lý con người và thay đổi quy trình cần thiết trong quá trình chuyển đổi số bộ phận tài chính. Nhờ sự hiểu biết sâu sắc về các kỹ năng và quy trình cần thiết cho biểu đồ tài khoản tập trung, tích hợp sổ cái và nhu cầu kiểm soát chi phí, CFO sẽ nắm quyền điều hành quá trình chuyển đổi số, từ đó tác động đến quy trình của toàn doanh nghiệp.

Trong tương lai, việc tốc độ thay đổi có chậm lại hay không vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Tuy nhiên, khi chúng ta dự đoán về những điều xảy ra tiếp theo, việc chuyển đổi tài chính không còn là một sự lựa chọn. Đảm bảo khả năng lãnh đạo tài chính ngay từ ngày đầu tiên sẽ tạo ra sự khác biệt giữa thành công và một ý định tốt.

Đọc thêm:

Bộ tính năng của NetSuite ERP

05 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần giải pháp ERP

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hướng dẫn ứng tuyển