Công việc liên kết các hệ thống luôn là một trong những vấn đề nan giải trong lĩnh vực IT. Hiện nay, các doanh nghiệp đang phải chi trả tới $400 tỷ mỗi năm chỉ để kết nối các hệ thống, ứng dụng lại với nhau. Vấn đề này ngày càng lớn hơn khi số lượng ứng dụng, dữ liệu và thiết bị trong doanh nghiệp ngày một tăng lên. Đồng thời, việc kết nối hệ thống theo hướng điểm nối điểm (point-to-point integration) đã không còn phù hợp do các thay đổi trong môi trường hoạt động xảy ra rất nhiều và thường xuyên, gây tốn nhân lực, tiền bạc trong công tác bảo trì.
Đâu là những tác hại của tích hợp theo hướng điểm nối điểm đối với cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp? Hãy cùng Gimasys tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
- Thời gian đọc: 05 phút
- Bài viết dành cho: Lãnh đạo và quản lý, nhân viên IT
- Cần trợ giúp? LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi
Lý do 1: Mức độ phức tạp đang tăng dần theo cấp số nhân
Đối với một dự án có ba thành phần, bạn sẽ chỉ cần ba kết nối. Tuy nhiên, chỉ thêm hai thành phần nữa sẽ thay đổi con số này thành mười kết nối. Đối với mạng lưới doanh nghiệp có quy mô rộng với 10 thành phần trở lên, sẽ cần tới hơn 45 kết nối. Mỗi một kết nối sẽ làm tăng số giờ phát triển và số giờ viết tài liệu, bảo trì.
Có thể khó nhận ra khi bạn chỉ làm việc với 2 hoặc 3 thành phần kiến trúc, nhưng số lượng kết nối cần thiết để tích hợp thêm thành phần sẽ tăng lên theo cấp số nhân khi các hệ thống bổ sung được thêm vào. Đây là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh yêu cầu phải kết nối với nhiều hệ thống đối tác.
Lý do 2: Điểm lỗi then chốt
Bất kể bạn sử dụng kiến trúc kết nối nào, việc tránh các điểm lỗi then chốt (một lỗi làm sập toàn bộ hệ thống) nên là ưu tiên hàng đầu vì các thành phần kết nối đứng ở vị trí trung tâm trong mạng lưới có khả năng sẽ trở thành các điểm lỗi lớn.
Một trong những lý do quan trọng nhất giải thích tại sao nên tránh các kết nối điểm nối điểm là kiến trúc được tạo ra từ các kết nối này sẽ phá tan mức độ tin cậy của hệ thống.
- Một hệ thống đáng tin cậy phải càng đơn giản càng tốt – số lượng đầu nối cần thiết để tạo ra các kết nối điểm nối điểm trên quy mô lớn có thể sẽ khiến thành phần kiến trúc trở nên cực kỳ phức tạp.
- Một hệ thống đáng tin cậy phải được ghi chép đầy đủ, điều này giúp tăng thời gian phản ứng khi có các vấn đề phát sinh vì khi các kiến trúc kết nối điểm nối điểm mở rộng, việc này sẽ ngày càng trở nên khó khăn.
- Một hệ thống đáng tin cậy nên có tính lặp lại – các kết nối điểm nối điểm có khả năng phân tải cho hệ thống, nhưng không sử dụng lại bất kỳ thành phần nào của nhau. Điều này khiến việc giảm tắc nghẽn hệ thống và củng cố các điểm yếu trở nên khó khăn hơn.
Lý do 3: Không có hướng hành động cụ thể cho các trường hợp khẩn cấp
Số lượng lớn các đầu nối đơn bị ràng buộc chặt chẽ với nhau có thể sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực củng cố kiến trúc hệ thống. Phân cụm có thể giảm bớt các vấn đề về tải hệ thống nhưng không thể đảm bảo các vấn đề về bảo mật.
Nếu một bản vá bảo mật quan trọng khiến một trong các hệ thống trở nên không tương thích với mẫu kết nối hiện tại, toàn bộ mạng lưới hệ thống sẽ ngừng hoạt động cho đến khi liên kết giữa phần cơ sở hạ tầng đang được vá với các thành phần khác được khắc phục. Quá trình khắc phục sự cố không chỉ là một bước duy nhất, mà là một quá trình phân chia lại kết cấu, phát triển, thử nghiệm và triển khai.
Lý do 4: Mất linh hoạt
Kiến trúc điểm nối điểm tạo nên các liên kết “ràng buộc” giữa các thành phần. Để thay thế một thành phần của cơ sở hạ tầng, mọi đầu nối phải được kết cấu lại để hoạt động với hệ thống mới. Bất kỳ thành phần mới nào cũng phải được liên kết với tất cả các hệ thống trong cơ sở hạ tầng bằng cách sử dụng các kết nối mới.
Tuy nhiên, thiết kế này đã làm mất đi tính linh hoạt của cả bộ phận IT và toàn bộ tổ chức. Việc chia nhỏ các quy trình xử lý cũ thành các dịch vụ đã trở thành một nhiệm vụ bất khả thi do số lượng kết nối có liên quan quá nhiều. Việc tích hợp với các hệ thống khác sẽ mất nhiều năm thay vì vài tháng hoặc cũng có thể không được thực hiện.
Lúc này, doanh nghiệp đành phải sử dụng lại các phần mềm cũ, thiếu chuyên biệt vì việc phát triển và triển khai ứng dụng chuyên nghiệp hơn đã trở nên quá phức tạp, dẫn đến giảm năng suất làm việc của toàn bộ doanh nghiệp.
Để giải quyết những vấn đề trên, doanh nghiệp sẽ cần tới MuleSoft – nền tảng tích hợp hàng đầu thế giới hiện nay. MuleSoft cung cấp nền tảng phần mềm có khả năng kết nối hầu như tất cả công nghệ bằng cách áp dụng luồng xử lý chuẩn hóa. Dữ liệu được giải phóng bằng API kết nối với các hệ thống và ứng dụng bên ngoài, cho phép người dùng quản lý và bảo mật luồng dữ liệu trong toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Mulesoft cũng cung cấp cho người dùng khả năng tạo ra mạng lưới các ứng dụng, cho phép các đội ngũ IT tự khám phá và tự triển khai các API có sẵn, đẩy nhanh quá trình sáng tạo. Chính vì vậy, mọi nhà phát triển trong tổ chức đều có thể tận dụng được các API này để tạo nên những quy trình và trải nghiệm mới mẻ.
Đọc thêm: Tổng quan về MuleSoft – Nền tảng tích hợp API-led hàng đầu hiện nay
Gimasys với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc triển khai MuleSoft sẽ hỗ trợ xác định chiến lược tích hợp và nền tảng phù hợp với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng tôi có đủ kiến thức chuyên môn, giúp doanh nghiệp của bạn có thể kết nối nhanh hơn!
LIÊN HỆ với Gimasys, đối tác của MuleSoft tại Việt Nam, để được tư vấn thêm về triển khai MuleSoft NGAY HÔM NAY.