Kết nối API-led là cách tiếp cận bằng cách định nghĩa các phương thức kết nối và hiển thị dữ liệu của doanh nghiệp. Cách tiếp cận này từng bước thay đổi cách thức hoạt động của bộ phận IT, cho phép phân tán việc truy cập dữ liệu mà không ảnh hưởng đến khả năng quản lý.
- Thời gian đọc: 05 phút
- Bài viết dành cho: Lãnh đạo và quản lý, nhân viên IT
- Cần trợ giúp? LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi
Quá trình kết nối dữ liệu thường là giai đoạn quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất của bất kỳ dự án nào. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, Netflix, AirBnB, Twitter, Quicken Loans và Salesforce.com đã dẫn đầu xu hướng, nhanh chóng trở thành những cái tên nổi bật khi phân phối được tài sản dữ liệu của họ đến những đối tượng cần thiết. Những doanh nghiệp thành công nhất là những doanh nghiệp cân bằng được giữa tối ưu hóa tốc độ của dự án với xây dựng một nền tảng an toàn và linh hoạt cho tương lai.
Chìa khóa để triển khai thành công mô hình vận hành CNTT linh hoạt nằm ở cách tiếp cận với sự kết nối: Sử dụng kiến trúc có thể tái sử dụng và mở khoá dữ liệu, đồng thời cung cấp các lớp trừu tượng (layers of abstraction) và sự kiểm soát đối với các hệ thống kế thừa (legacy systems) quan trọng và các ứng dụng front-end.
MuleSoft gọi cách tiếp cận này là Kết nối API-Led, đóng vai trò quan trọng trong cách các hệ thống hiện đại kết nối với nhau.
Kết nối API-led là cách tiếp cận bằng cách định nghĩa các phương thức kết nối và hiển thị dữ liệu của doanh nghiệp. Cách tiếp cận này từng bước thay đổi cách thức hoạt động của bộ phận IT, cho phép phân tán việc truy cập dữ liệu mà không ảnh hưởng đến khả năng quản lý. Đây vừa là hành trình, vừa là đích đến có thể thay đổi mô hình hoạt động CNTT và cho phép hiện thực hóa ý tưởng “doanh nghiệp hữu phần” – một doanh nghiệp mà tài sản và dịch vụ có thể được sử dụng mà không bị ràng buộc bởi ranh giới địa lý hay kỹ thuật.
APIs đã bắt đầu được phát triển từ khi nhu cầu về kết nối máy móc xuất hiện. Tuy nhiên, vấn đề hiện đại đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách tiếp cận hiện đại, điều này đã tạo ra các API hiện đại và trở thành nền tảng xây dựng cho những doanh nghiệp mới.
Kết nối API-led bao gồm ba thành phần riêng biệt:
1. API Contract:
Đây là hợp đồng xác định API, trong đó các yêu cầu được gửi đến API là hợp lệ và phản hồi phù hợp sẽ được gửi lại cho người yêu cầu. Hợp đồng này thực thi quyền quản trị, trong đó Mô hình Dữ liệu Doanh nghiệp được sử dụng, đảm bảo rằng tất cả các đối tượng dữ liệu tích hợp đều được tiêu chuẩn hóa. Nền tảng này yêu cầu sử dụng các cách triển khai tốt nhất (Best Practice) của Phương pháp tiếp cận thiết kế trước (Design First Approach), trong đó hợp đồng API được xác định dưới dạng đặc tả kỹ thuật, trước khi phần còn lại của vòng đời phát triển API tiếp tục chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Đặc tả API của hợp đồng dựa trên RAML (Readable API Modeling Language – Ngôn ngữ tạo mô hình API).
2. Logic:
Đây là nơi chứa bộ não của API, thực hiện nghiệp vụ logic, điều phối các API đang được yêu cầu. Các trường hợp sử dụng và logic phức tạp có thể được thực hiện thông qua cách tiếp cận kéo và thả trong thời gian phát triển, hoặc thông qua cấu hình mà ít khi cần phải viết code. Việc chuyển đổi dữ liệu sang định dạng mong muốn cũng sẽ được thực hiện ở tầng logic. Điều này được thực hiện trực quan bằng cách sử dụng Dataweave, công cụ lập bản đồ dữ liệu trong MuleSoft.
3. Khả năng kết nối:
Ngay khi bắt đầu sử dụng, MuleSoft cung cấp gần 200 đầu nối có thể được cấu hình để kết nối với hầu hết các giao thức và hệ thống phổ biến có sẵn trên thị trường, bao gồm cả các hệ thống kế thừa. Phần này của API đảm bảo rằng dữ liệu có thể được trích xuất từ các hệ thống backend trước khi việc chuyển đổi và làm giàu dữ liệu xảy ra ở tầng logic.
API giúp mở khóa dữ liệu và nội dung bằng cách cung cấp lớp trừu tượng và sự kiểm soát giữa các hệ thống backend, đồng thời cung cấp các dịch vụ cốt lõi và dữ liệu cho các ứng dụng. Điều này cũng cho phép doanh nghiệp tiếp cận theo hướng lưỡng hình, cho phép tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới đồng thời giữ cho các ứng dụng và dịch vụ backend làm việc ổn định và đáng tin cậy.
Phương pháp tiếp cận Kết nối API-led của MuleSoft
1. API Hệ thống (System APIs)
Tầng System APIs hoạt động như lớp trừu tượng cho tất cả code và logic kết nối vật lý tới các hệ thống backend cung cấp các dữ liệu và dịch vụ lõi. Bằng cách trừu tượng hóa và tách logic kết nối với lớp tiếp theo – lớp dịch vụ, MuleSoft cho phép doanh nghiệp trở nên linh hoạt trong khả năng thay đổi hệ thống mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm người dùng.
Tầng System APIs cung cấp tất cả các tính năng và công nghệ cần thiết để kết nối với các hệ thống khác nhau thông qua các giao thức trên tiêu chuẩn như SOAP Web-Services, REST API, giao thức JBDC, JMS, v.v. Tầng APIs Hệ thống cũng có khả năng kết nối tới các giao thức không chuẩn (non-standard protocols) thông qua việc cung cấp các bộ phát triển trình kết nối và khả năng xây dựng các thành phần tùy ý bằng các ngôn ngữ lập trình phổ biến như Java, .Net, JavaScript, Groovy, Python, v.v. Điều này cho phép tích hợp vượt ra ngoài phạm vi các ứng dụng, tiến tới kết nối với các thiết bị trong lĩnh vực Internet Vạn Vật (IoT).
2. APIs Xử lý (Process APIs)
Tầng Process APIs được xây dựng từ Tầng System APIs, giờ với mục tiêu là phát triển bộ các Process APIs liên doanh nghiệp, điều phối các System APIs đã được dựng sẵn. Vì Process APIs tương tác với tài sản và các dịch vụ cốt lõi của doanh nghiệp thông qua System APIs, nó không thuộc phạm vi kết nối trực tiếp của các hệ thống vật lý cung cấp dịch vụ. Do đó, bất kỳ thay đổi nào đối với cơ sở hạ tầng vật lý cũng sẽ chỉ ảnh hưởng tối thiểu tới tầng Process APIs.
Tầng Process APIs cũng cho phép doanh nghiệp tích hợp các cách triển khai tốt nhất vào thiết kế và thực thi các quy trình, qua đó không cần phải phát triển các cách triển khai này trong các ứng dụng sử dụng APIs. Do đó, bất kỳ quy trình nâng cấp nào trong tương lai cũng đều có thể dễ dàng được triển khai chỉ bằng việc nâng cấp các Process APIs.
3. APIs Trải nghiệm (Experience APIs)
Tầng Experience APIs là nơi các API dành riêng cho từng ứng dụng sẽ được xây dựng để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Việc tách các yêu cầu cụ thể của ứng dụng trong tầng này cho phép tạo ra các process API và system API tổng quan hơn, qua đó giảm thiểu tối đa nhu cầu thay đổi các API này để phục vụ các ứng dụng mới được đưa vào doanh nghiệp.
Tham khảo:
- Sự kết hợp giữa kiến trúc Event-Driven Architecture (EDA) và phương pháp tiếp cận API-led connectivity của MuleSoft
- Cẩm nang về MuleSoft – Nền tảng tích hợp Số 1 trên Thế Giới
Mạng lưới ứng dụng
Khi doanh nghiệp tiếp tục áp dụng phương pháp kết nối API Led để tích hợp, một Mạng lưới các ứng dụng sẽ dần xuất hiện. Mạng lưới ứng dụng là một cách để kết nối các ứng dụng, dữ liệu và thiết bị thông qua các API, hiển thị một số hoặc tất cả nội dung và dữ liệu của chúng trên hệ thống. Mạng lưới đó cho phép những người dùng từ các bộ phận khác của doanh nghiệp đến khám phá và sử dụng những tài sản chung đó.
Trong bối cảnh này, doanh nghiệp không chỉ sở hữu các tài sản có thể tái sử dụng được để tạo ra và phân phối các sản phẩm mới hiệu quả hơn, họ còn có các nhóm hỗ trợ sẽ giúp các nhóm phát triển hiểu các các cách triển khai tốt nhất về cách xây dựng các sản phẩm và dịch vụ mới cũng như chỉ dẫn đến một kho các dịch vụ có sẵn để sử dụng lại.
Mọi thứ được tải lên trong mạng lưới ứng dụng đều có thể được khám phá, quản lý, điều chỉnh và bảo mật; trung tâm tổ chức CNTT có quyền quản lý và điều hành đối với tất cả các dịch vụ đồng thời cho phép các nhóm phát triển sử dụng chúng cho bất kỳ dự án nào được cho là cần thiết. Những nhà phát triển đang xây dựng các dịch vụ và sản phẩm mới có thể sử dụng nguyên gốc các tài sản này hoặc họ có thể lấy lẻ từng thành phần, phát triển thêm và tải lại lên mạng lưới. Giờ đây, nhiều nhóm trong doanh nghiệp đã có thể tận dụng giá trị do một người tạo ra và ngược lại.
LIÊN HỆ với Gimasys theo form bên dưới để được tư vấn thêm về phương thức kết nối API-led và hiển thị dữ liệu của doanh nghiệp NGAY HÔM NAY.