Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

03 cách giúp Doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng doanh thu với nguồn lực sẵn có hậu Covid

  • Thời gian đọc: 05 phút
  • Bài viết dành cho: Các cấp lãnh đạo và quản lý

“Hoạt động kinh doanh của chúng tôi sẽ phải thay đổi sau COVID-19.”

“Mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng tăng lên … chúng tôi có thể bị tụt lại phía sau.”

“Chúng tôi sẽ phải làm nhiều hơn, tuyển ít nhân viên hơn và hạn chế chi tiêu.”

Đây là một trong số ít những câu nói mà các lãnh đạo doanh nghiệp hay nói ngày nay. Nhiều người trong số họ đang tìm cách để có thể thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ suy giảm kinh tế trầm trọng do COVID-19 gây nên.

Các doanh nghiệp sẽ cần phải xác định làm thế nào để tăng hiệu quả kinh doanh, quản lý rủi ro và quan trọng nhất là thúc đẩy doanh thu. Để làm được điều đó, họ sẽ cần ưu tiên triển khai các giải pháp kinh doanh mang lại hiệu quả cao và đào tạo nhân viên kinh doanh về các kỹ năng cần thiết trong môi trường bán hàng hiện tại.

Dưới đây là một số chiến lược mà những doanh nghiệp hàng đầu đã sử dụng để đáp ứng được những thách thức trong thời kỳ hậu COVID.

03 cách giúp Doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng doanh thu với nguồn lực sẵn có hậu Covid
03 cách giúp Doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng doanh thu với nguồn lực sẵn có hậu Covid

Tham khảo:

Tập trung vào các khách hàng tiềm năng

Để tăng trưởng doanh thu, doanh nghiệp cần bán cho đúng người, đúng sản phẩm và vào đúng thời điểm. Chính vì vậy, bộ phận kinh doanh cần tập trung theo đuổi những khách hàng và thị trường tiềm năng nhất, tận dụng những insight quan trọng để dự đoán những deal nào sẽ được đẩy sang quý sau. Sau đó phát triển các kế hoạch nhằm tăng tốc độ chốt deal và đạt được doanh thu lớn trong quý hiện tại. 

Dưới đây là các bước giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc hiện tại:

1. Đánh giá và xếp hạng khách hàng dựa trên doanh thu hiện tại và tiềm năng trong tương lai

Lập đồ thị để đánh giá và xếp hạng khách hàng trên bảng 2×2, với tiềm năng trong tương lai trên trục tung và doanh thu hiện tại trên trục hoành.

2. Xác định các khách hàng cần ưu tiên 

Từ đồ thị đã lập ở bước trên, bộ phận kinh doanh cần tập trung vào tệp khách hàng ở 2 góc trên cùng: khách hàng có tiềm năng trong tương lai và có doanh thu cao. Đối với mỗi góc đó, doanh nghiệp cần xác định phạm vi bán hàng và nguồn cung phù hợp trên nhiều kênh khác nhau.

3. Phát triển chiến lược kinh doanh mới

Chiến lược không cần quá cầu kỳ, nhưng tối thiểu phải bao gồm tổng quan về khách hàng, các mục tiêu kinh doanh, các cơ hội hàng đầu trong năm và kế hoạch tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. 

4. Sử dụng một công cụ tích hợp để theo dõi tiến trình và hiệu suất làm việc

Công cụ này phải cho phép doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về thông tin chi tiết của từng khách hàng từ các bộ phận marketing, sales và dịch vụ. Ví dụ: Salesforce CRM cho phép doanh nghiệp theo dõi cách các chiến dịch marketing tác động đến từng khách hàng, từ đó nắm bắt được bất kỳ thách thức hoặc cơ hội nào cho doanh nghiệp.

Cải thiện hệ thống và quy trình kinh doanh

Trong một nghiên cứu gần đây, 94% giám đốc điều hành doanh nghiệp cho biết chính sự phức tạp bên trong doanh nghiệp đang ngăn cản sự tăng trưởng chứ không phải do thiếu cơ hội hoặc do đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng cách tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa hệ thống và quy trình làm việc của mình bằng cách:

  • Tìm kiếm hệ thống hoặc công cụ có thể hỗ trợ quá trình bán hàng
  • Xác định mức độ sử dụng của mỗi công cụ đó
  • Lập kế hoạch loại bỏ các hệ thống và công cụ mang lại ít giá trị 

Bằng cách loại bỏ các công cụ không cần thiết, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, giảm độ phức tạp trong hệ thống CNTT và cải thiện trải nghiệm của cả nhân viên và khách hàng.

Quản lý rủi ro kinh doanh

Nếu không có nguồn lực tài chính dồi dào, rủi ro khi doanh nghiệp thực hiện đầu tư sẽ càng tăng lên. Để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp cần tập trung vào các lĩnh vực sau:

  • Nhân viên: Trong thời kỳ suy thoái, những nhân viên giỏi nhất có thể có nguy cơ sẽ nghỉ việc hoặc bị đối thủ cạnh tranh chiêu mộ. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá toàn bộ nhân viên và thực hiện các chiến lược giữ chân họ, chẳng hạn như tăng tiền thưởng hoặc đề xuất các cơ hội thăng tiến.
  • Khách hàng: Hành vi mua trong quá khứ hoặc các vấn đề về dịch vụ có thể giúp doanh nghiệp dự đoán những khách hàng nào có thể trở thành khách hàng trung thành. Nếu một khách hàng không còn mua sắm thường xuyên như trước, có thể họ đã chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung vào những chiến lược tạo dựng lòng trung thành, giúp giữ chân khách hàng.
  • Danh tiếng: Cách một doanh nghiệp phản ứng trong thời điểm khủng hoảng sẽ xác định cách mà nhân viên và khách hàng nhìn nhận về họ. Việc giảm số lượng nhân viên trong ngắn hạn có thể sẽ không mang lại hiệu quả lớn và giảm bớt chi phí trong dài hạn. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc từng quyết định được đưa ra trong thời gian này.

Khả năng thúc đẩy doanh số bán hàng và khả năng tăng trưởng trong thời kỳ khó khăn chính là những điều cơ bản để các doanh nghiệp có thể thích ứng với một thị trường liên tục thay đổi. Việc nhanh chóng điều chỉnh các chiến lược kinh doanh và quy trình hoạt động sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn trong thời kỳ suy thoái mà còn nâng cao khả năng thích ứng để phát triển khi thị trường thay đổi.

Để có thể trở nên khác biệt so với đối thủ, các doanh nghiệp phải tìm đến nhiều giải pháp như quảng cáo đa kênh, đổi mới sản phẩm hay cải tiến quy trình làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi nói đến việc tiếp cận và giữ chân khách hàng, yếu tố hàng đầu tạo nên sự khác biệt lại chính là trải nghiệm khách hàng. 

Salesforce có thể giúp doanh nghiệp mang lại trải nghiệm người dùng chất lượng cao bằng những tính năng vô cùng hữu ích của mình. Salesforce có thể thu thập một lượng lớn dữ liệu khách hàng sẵn có, biến chúng thành những giải pháp thông minh và thúc đẩy hành động cụ thể, từ đó mang đến một trải nghiệm khách hàng có một không hai. 

Liên hệ với Gimasys – đối tác Vàng và Cloud Reseller hàng đầu của Salesforce tại Việt Nam theo form bên dưới để được tư vấn về triển khai Salesforce trong doanh nghiệp.

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hướng dẫn ứng tuyển