Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

Tự động hóa Marketing là gì? Cách tự động hóa Marketing hiệu quả

Tự động hóa Marketing được nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn bao giờ hết khi mà các công nghệ hỗ trợ ngày càng phát triển, gia tăng hiệu quả của Marketing.

1. Tự động hóa Marketing là gì? 

Tự động hóa Marketing là sử dụng công nghệ quản lý quy trình tiếp thị và các chiến dịch đa nền tảng một cách tự động. Với việc tự động hóa Marketing, doanh nghiệp có thể nhắm tới khách hàng mục tiêu bằng việc gửi tự động những thông điệp qua email, web hay mạng xã hội. Các tin nhắn được gửi tự động theo bộ hướng dẫn và chuẩn hóa thành quy trình. Quy trình này có thể xây dựng theo mẫu sẵn có hoặc tùy chỉnh theo từng chiến dịch để đạt hiệu quả tốt nhất.

Các bộ phận Marketing và Sale sử dụng các công cụ tự động hóa tiếp thị để tự động hóa các chiến dịch Marketing, bán hàng nhằm tăng doanh thu và tối đa hóa hiệu quả. Các hoạt động có thể tự động hóa sẽ đi theo quy trình đã được đề ra trước đó, giảm thiểu thời gian cho marketers và nhân viên bán hàng, để họ có thể làm những công việc chuyên môn khác năng suất hơn.

Tự động hóa Marketing giúp tiếp cận dễ dàng với khách hàng tiềm năng, nuôi dưỡng và ghi điểm, đo lường ROI tổng thể trên các chiến dịch. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thậm chí khi doanh nghiệp phát triển lên một quy mô lớn và phức tạp hơn. Các hệ thống tự động hóa Marketing tốt sẽ được thiết kế nhằm mở rộng quy mô cùng doanh nghiệp.

2. Lợi ích của việc tự động hóa Marketing

Ở dạng cơ bản nhất, tự động hóa Marketing là bộ công cụ được thiết kế để hệ thống hóa và đơn giản hóa các công việc tốn thời gian cho nhân sự phòng Marketing và bán hàng. Từ việc tự động hóa quy trình đánh giá khách hàng tiềm năng đến việc tạo ra một trung tâm để tạo các chiến dịch Marketing trên nền tảng số trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn.

Tự động hóa Marketing cho phép các doanh nghiệp triển khai chiến lược tiếp thị kỹ thuật số mà không cần phải làm các bước thủ công trên từng nền tảng. Các công cụ tự động hóa giúp xác định đối tượng mục tiêu, xây dựng các nội dung phù hợp và tự động kích hoạt các hành động dựa trên lịch trình và hành vi của khách hàng. Khi các chiến dịch được triển khai, các nhân sự có thể tập trung vào các nhiệm vụ khác, sau đó phân tích và điều chỉnh kế hoạch Marketing phù hợp và hiệu quả hơn. 

3. Tự động hóa hoạt động Marketing như thế nào?

Các dữ liệu khách hàng được thu thập qua các tương tác từ: email, website, ứng dụng hay mạng xã hội,…Các dữ liệu này tạo ra cái nhìn 360 độ về từng khách hàng.

Từ đó, các hoạt động tự động hóa thực hiện hầu hết tất cả công việc: sắp xếp hợp lý các quy trình, phân khúc khách hàng và nhắm mục tiêu để xác định đúng đối tượng nhanh chóng và trên quy mô lớn. Hệ thống tự động hóa Marketing có thể điều chỉnh tin nhắn cho từng khách hàng dựa trên hồ sơ đã được lưu trữ của họ. Các thông điệp sẽ được cá nhân hóa qua email, mạng xã hội, ứng dụng di động, trải nghiệm web,…chỉ bằng vài cú nhấp chuột đơn giản.

Đọc thêm: Xu hướng tự động hóa dịch vụ khách hàng mới nhất

4. Ý nghĩa của tự động hóa Marketing đối với hành trình của khách hàng

Hành trình của khách hàng bao gồm tất cả những tương tác trải nghiệm của mỗi khách hàng với doanh nghiệp. Với việc tự động hóa Marketing, doanh nghiệp có thể điều chỉnh mọi tương tác dựa trên dữ liệu khách hàng để hành trình trở nên liên tục, liền mạch thông qua mọi điểm chạm. 

Tự động hóa Marketing tạo nội dung, thông điệp được cá nhân hóa tới từng khách hàng trên đa kênh. Gửi email có nội dung tiếp thị được cá nhân hóa tới từng khách hàng. Bên cạnh đó, các tin nhắn di động được tích hợp với email và các chiến dịch xã hội của doanh nghiệp thông qua SMS/MMS hay thông báo đẩy hoặc các cộng đồng của doanh nghiệp. Các quảng cáo kỹ thuật số xuất hiện cho đúng đối tượng, đúng thời điểm một cách tự động.

Với tính năng tự động hóa Marketing, doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trong suốt hành trình của họ bất kể họ đang ở đâu trong vòng đời khách hàng. Hệ thống tự động hóa cung cấp nội dung phù hợp, kịp thời theo sở thích của khách hàng bất kể khi nào và ở đâu, chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng và khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

5. Một số phương pháp để xây dựng một hệ thống tự động hóa Marketing hiệu quả

Dưới đây là 7 lưu ý khi ứng dụng tự động hóa Marketing vào doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất:

1. Xác định và trình bày các mục tiêu dài hạn. Các doanh nghiệp nên trình bày các con số cụ thể để chứng minh cho khoản đầu tư vào nền tảng tự động hóa Marketing sẽ đem đến hiệu quả như thế nào cho các bên liên quan tới doanh nghiệp.

2. Làm việc, hợp tác cùng các phòng ban khác. Các chiến lược tự động hóa Marketing liên quan tới một số nhóm và phòng ban của công ty. Hãy đảm bảo các thông tin của các phòng ban đều được chia sẻ và thu thập trước khi bắt đầu.

3. Tạo sơ đồ quy trình làm việc. Sử dụng các sơ đồ chi tiết về quy trình làm việc tự động hóa Marketing để có được bức tranh tổng thể cho từng phòng ban trong tổ chức doanh nghiệp, thể hiện mục tiêu của các phòng ban một cách hiệu quả

4. Chuẩn bị phân khúc dữ liệu khách hàng. Xác định phân khúc khách hàng theo ngành, vị trí,…để gửi thông điệp truyền thông cho phù hợp. 

5. Chuẩn bị chiến lược nội dung. Xây dựng một thư viện nội dung một cách đầy đủ, hấp dẫn và thú vị và được thiết kế để tiếp cận tất cả các giai đoạn trong vòng đời của khách hàng.

6. Lập kế hoạch triển khai trong dài hạn. Các doanh nghiệp áp dụng tự động hóa Marketing thành công thường kiểm tra kỹ càng các chiến dịch và tối ưu hóa khối lượng chương trình tiếp theo để đạt được hiệu quả cao nhất.

7. Phân tích hiệu quả hoạt động. Kiểm tra những gì đang hoạt động và những gì không hoạt động. Sử dụng thời gian xem xét sau quá trình tự động hóa để tìm hiểu, phân tích sau đó điều chỉnh cho phù hợp với doanh nghiệp.

6. Tự động hóa Marketing có dễ sử dụng không?

Tất cả các nền tảng tự động hóa Marketing đều hướng tới mục tiêu dễ sử dụng. Hai công cụ tự động hóa Marketing vô cùng dễ sử dụng đó là Pardot – dành cho B2B và Marketing Cloud dành cho B2C của Salesforce .  Các marketer có thể tạo các chiến lược tiếp thị chỉ với vài cú nhấp chuột. Giao diện người dùng đơn giản hóa và chức năng kéo thả dễ sử dụng, quen thuộc như các  ứng dụng khác.

Tự động hóa giúp quản lý mọi tác vụ Marketing dễ dàng hơn, từ gửi email cơ bản đến quản lý các chiến dịch phức tạp và phân tích dữ liệu:

  • Lên lịch gửi email, tạo chiến dịch và quản lý tất cả cơ sở dữ liệu người đăng ký từ một giao diện
  • Tự động chạy thử nghiệm A/B testing các chiến dịch email để tìm thông điệp truyền thông hiệu quả nhất
  • Xác định mục tiêu và đo lường mọi thứ: tỷ lệ nhấp (CTR), thời gian, kênh, chuyển đổi,…Đánh giá tiến độ và tối ưu hóa chiến dịch một cách nhanh chóng từ bất kỳ thiết bị nào
  • Có thêm những dữ liệu khách hàng ngoài CRM để bổ sung vào phân tích trang web và dữ liệu thương mại điện tử 

Tìm hiểu thêm về Pardot: TẠI ĐÂY

Tìm hiểu thêm về Marketing Cloud: TẠI ĐÂY

Với hơn 18 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp CNTT, mang đến những công nghệ tiên tiến cho doanh nghiệp Việt, Gimasys đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều Tập đoàn Công nghệ lớn trên Thế giới. Là chuyên gia đầu ngành về Salesforce multi-cloud, sở hữu hơn 130 chứng chỉ Salesforce với CSAT (chỉ số đánh giá sự hài lòng của khách hàng sau triển khai) được ghi nhận là 4.7/5 – Gimasys đang là đối tác Vàng và Cloud Reseller được ủy quyền hàng đầu của Salesforce tại Việt Nam.

Liên hệ với Gimasys – đối tác Vàng và Cloud Reseller hàng đầu của Salesforce tại Việt Nam theo form bên dưới để được tư vấn về triển khai Salesforce trong doanh nghiệp.

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hướng dẫn ứng tuyển