Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • English
  • Tiếng Việt

3 Yếu tố tiên quyết để số hóa ngành sản xuất thành công

Dưới sự ảnh hưởng của Covid 19, 67% nhà quản lý sản xuất đã đẩy mạnh các dự án số của mình, 92%  trong số đó cho biết: cải thiện hiệu quả các hoạt động vận hành là ưu tiên lớn nhất (Theo báo cáo của The Manufacturer). Vậy các yếu tố nào ảnh hưởng đến thành công của việc số hoá ngành sản xuất? 

Xu hướng số hoá ngành sản xuất

Xu hướng số hoá ngành sản xuất vẫn tập trung vào các nhiệm vụ mang tính chiến lược cốt lõi. Các chiến lược cốt lõi này đều nhằm mục tiêu: cải thiện hiệu quả các hoạt động vận hành, tiết kiệm chi phí, tăng trưởng tệp khách hàng, tăng cường tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng. Dịch Covid vừa qua cũng khiến cho các doanh nghiệp sản xuất đẩy mạnh khả năng phục hồi của mình. Các công nghệ hàng đầu được ứng dụng trong ngành sản xuất bao gồm: An ninh mạng, phân tích dữ liệu nâng cao bao gồm phân tích dự đoán/mô tả, tự động hoá/người máy, Dữ liệu IoT/IoT từ các thiết bị, cuối cùng là Trí tuệ nhân tạo và máy học. 

3 yếu tố tiên quyết để số hóa ngành sản xuất thành công

Các nhà sản xuất nắm bắt được các xu hướng số hoá có cơ hội dẫn đầu ngành trong tương lai, tăng cường đổi mới và hiệu quả toàn diện. Để có thể chuyển đổi số doanh nghiệp thành công, các doanh nghiệp cần chú ý tới 3 yếu tố sau đây.

Con người

Mục tiêu của số hoá là xây dựng trải nghiệm khách hàng tốt hơn, tối ưu hoá hoạt động vận hành,…Tuy nhiên những điều đó được xây dựng thành công bắt đầu từ trải nghiệm của nhân viên. Các doanh nghiệp nên trao quyền cho nhân viên với những công cụ thông minh hơn. Điều này đảm bảo rằng nhân viên của công ty sẽ luôn đem tới trải nghiệm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Chuyển đổi số sẽ không có ý nghĩa nếu các thành viên trong công ty không hiểu cách sử dụng nó. Các thiết bị công nghệ có dễ sử dụng đến đâu cũng cần có những hoạt động đào tạo đầu tiên cho mọi thành viên sử dụng. Các hội thảo hay các hệ thống học tập trực tuyến được ứng dụng hoá để thu hút nhân viên vào những hoạt động đào tạo sản phẩm, công cụ mới. Không chỉ vậy, đó còn là sự minh hoạ rõ ràng nhất cho các giá trị mà chuyển đổi số đem lại. Nhân viên công ty không chỉ hiểu cách thực hiện mà còn thấu hiểu được định hướng và mục tiêu của doanh nghiệp.

Quá trình

Các kế hoạch chuyển đổi số đều có chung các yếu tố, tuy nhiên các nhà lãnh đạo và quản lý phải điều chỉnh kế hoạch của mình cho phù hợp với cấu trúc và văn hoá của công ty. Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp số hóa ngành sản xuất cần được chỉ ra, từ đó xác định được những trở ngại và biện pháp xử lý chúng. 

Để xác định được phương pháp chuyển đổi số cho ngành sản xuất cần nghĩ về: quy mô công ty, sự linh hoạt, sự hiểu biết về công nghệ kỹ thuật số của các nhóm nhân sự,…Các công ty nhỏ và vừa có thể bắt đầu với chương trình thử nghiệm nhỏ. Các công ty nhỏ hơn có thể triển khai tầm nhìn về chuyển đổi số trong toàn công ty bằng các hội thảo của những nhà tiên phong chuyển đổi số trong ngành. 

Với bất kể phương pháp nào, nhà sản xuất cũng cần lường trước và giải quyết các trở ngại. Các nhà lãnh đạo cần cứng rắn với các phương pháp đề ra, vì chuyển đổi số là một quá trình dài hơi. Cuối cùng, cần đánh giá xem phương pháp này có thực sự phù hợp với các mục tiêu đề ra hay không? Doanh thu có được cải thiện, chi phí có được tối ưu và trải nghiệm khách hàng chính là những chỉ số đánh giá kết quả số hoá doanh nghiệp. 

Công nghệ

Hiện tại, việc phát triển của công nghệ kỹ thuật số ảnh hưởng rất nhiều tới người dùng hiện tại. Nhu cầu của khách hàng thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Các công nghệ của doanh nghiệp cần phải theo kịp sự thay đổi này. Các công nghệ có tính linh hoạt sẽ được ưa chuộng tại ngành sản xuất. 

Cùng với đó, các bảng điều khiển được trang bị dữ liệu hỗ trợ các trường hợp kinh doanh, giúp các nhà sản xuất đưa ra những quyết định hiệu quả. Hệ thống bảng điều khiển sẽ được phát triển và tuỳ chỉnh hướng tới tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp. 

Trên đây là 3 yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của công cuộc số hoá ngành sản xuất. Số hoá doanh nghiệp chính là tiền đề cho các nhà sản xuất thực hiện chiến lược phát triển bền vững của mình. 
Đọc thêm: Tìm hiểu về Salesforce Manufacturing Cloud – Giải pháp CRM hàng đầu cho ngành sản xuất

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hướng dẫn ứng tuyển