Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

Trực quan hoá dữ liệu là gì? Tầm quan trọng của trực quan hoá dữ liệu với doanh nghiệp

Trong một thế giới ngày càng hướng tới dữ liệu, việc kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu các doanh nghiệp có thể nắm bắt và hiểu dữ liệu. Trực quan hoá dữ liệu là một kỹ thuật quan trọng và phổ biến hiện nay hỗ trợ các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng sử dụng dữ liệu của mình. Vậy trực quan hóa dữ liệu là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích và cơ bản nhất về trực quan hoá dữ liệu. Tầm quan trọng của kỹ thuật này đối với doanh nghiệp và các công cụ, phần mềm phổ biến nhất.

Trực quan hoá dữ liệu là gì?

Trực quan hoá dữ liệu là một kỹ thuật biểu diễn thông tin và dữ liệu dưới dạng đồ hoạ bằng cách sử dụng các yếu tố như biểu đồ, đồ thị, bản đồ,…Khi sử dụng các công cụ trực quan hoá dữ liệu, chúng ta có thể nhìn thấy và hiểu các xu hướng, giá trị ngoại lệ hay mẫu trong dữ liệu một cách dễ dàng. Đây cũng là cách thức thể hiện dữ liệu tuyệt vời cho các người dùng không chuyên về dữ liệu có thể hiểu và giảm thiểu sai sót. 

Trong một thế giới bao quanh bởi dữ liệu lớn (big data), các công cụ trực quan hoá dữ liệu là vô cùng cần thiết để phân tích lượng thông tin khổng lồ. Từ đó, các tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chuẩn xác dựa trên dữ liệu.

Trực quan hoá dữ liệu có thực sự quan trọng với doanh nghiệp?

Trực quan hoá dữ liệu là cách tốt nhất để bạn có thể loại bỏ được tình trạng nhiễu loạn của dữ liệu, đưa các thông tin hữu ích trở nên nổi bật và truyền tải được câu chuyện mà dữ liệu biểu thị. Tầm quan trọng của trực quan hoá dữ liệu thực ra rất đơn giản: nó giúp mọi người có thể nhìn thấy, tương tác và hiểu rõ về dữ liệu trong một thời gian ngắn nhất. 

Theo nghiên cứu của Gartner, vào năm 2022, 90% công ty, doanh nghiệp sẽ sử dụng các công cụ và phần mềm trực quan hoá để hỗ trợ việc đưa ra quyết định và phân tích dữ liệu. Theo một khảo sát của Tableau, 74% người dùng các công cụ trực quan hoá dữ liệu cho biết: các công cụ này giúp họ tăng khả năng hiểu và phân tích thông tin. Và 94% người dùng đã cho rằng, chúng còn giúp cải thiện hiệu quả làm việc của họ. 

Không chỉ vậy, theo một nghiên cứu của Forbes, hơn 80% các công ty hàng đầu sử dụng trực quan hóa dữ liệu trong chiến lược marketing của họ. Việc sử dụng trực quan hóa dữ liệu giúp các nhà quản lý marketing hiểu rõ hơn về khách hàng, phân tích chiến lược và đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing.

Từ các dữ liệu trên và trải nghiệm thực tế, việc sử dụng các phần mềm và công nghệ trực quan hoá dữ liệu trong thời đại mới là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Chúng giúp doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả cùng với dữ liệu lớn, đưa ra được những chiến lược và quyết định chính xác hơn cho doanh nghiệp. 

Trực quan hoá dữ liệu và dữ liệu lớn

Như đã nói ở trên, trực quan hoá dữ liệu và dữ liệu lớn sẽ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi mà big data có vai trò quan trọng trong việc phát hiện thông tin quan trọng, dự đoán xu hướng và tạo ra giá trị thì trực quan hoá dữ liệu sẽ làm đơn giản hoá quy trình đó. Công nghệ và công cụ trực quan hóa dữ liệu đã được phát triển để xử lý và hiển thị dữ liệu lớn. Chúng cung cấp khả năng xử lý và trực quan, cho phép người dùng khám phá và hiểu dữ liệu một cách dễ dàng. 

Trực quan hoá dữ liệu trình bày dữ liệu bằng cách sắp xếp chúng dưới một dạng dễ hiểu hơn, làm nổi bật xu hướng và điểm khác biệt. Mỗi hình ảnh trực quan tốt sẽ thể hiện một thông điệp, loại bỏ các thông tin nhiễu và làm nổi bật thông tin hữu ích. 

Công cụ và phần mềm trực quan hoá dữ liệu

Theo một báo cáo từ Market Research Future, thị trường công cụ trực quan hóa dữ liệu được dự đoán sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm khoảng 9% trong giai đoạn từ 2019 đến 2023. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường công cụ và phần mềm trực quan hoá dữ liệu là vô cùng đa dạng và tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. 

Những công cụ và phần mềm này có đủ từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến khó hiểu. Tất nhiên, không phải mọi công cụ đều phù hợp với mọi mô hình doanh nghiệp. Để lựa chọn được công cụ và phần mềm phù hợp nhất, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu mà mình hướng tới. 

Bên cạnh đó, việc nắm vững lý thuyết và các kỹ năng trực quan hoá dữ liệu sẽ giúp các tổ chức dễ dàng làm chủ được công nghệ này. 

Các loại trực quan hoá khác nhau

Khi nhắc tới biểu đồ trực quan hoá dữ liệu, mọi người thường nghĩ tới những biểu đồ cơ bản như: biểu đồ dạng thanh hoặc biểu đồ tròn,…Mặc dù những dạng biểu đồ này là một phần không thể thiếu trong trực quan hoá và là đường cơ sở chung cho nhiều đồ hoạ dữ liệu. Tuy nhiên, đó không phải tất cả. Dưới đây là các loại trực quan chung của trực quan hoá dữ liệu:

  • Bảng thông tin (Chart): Được trình bày dưới dạng bảng, đồ hoạ với dữ liệu được hiển thị theo hai trục. Chúng có thể được thể hiện dưới dạng biểu đồ, sơ đồ hoặc bản đồ. 
  • Bảng (Table): Tập hợp các số liệu được hiển thị theo hàng và cột.
  • Đồ thị (Graph): Một biểu đồ gồm các điểm, đường, đoạn, đường cong hoặc vùng biểu thị theo các biến số cụ thể để so sánh với nhau. Chúng thường được đặt trên hai trục vuông góc với nhau
  • Không gian địa lý (Geospatial): Một biểu đồ thể hiện dữ liệu dưới dạng bản đồ. Chúng sử dụng các hình dạng và màu sắc khác nhau để thể hiện mối quan hệ giữa các mảnh dữ liệu và vị trí cụ thể. 
  • Thông tin đồ hoạ (Infographic): Sự kết hợp giữa hình ảnh và từ ngữ để biểu thị dữ liệu. Thường sử dụng biểu đồ hoặc sơ đồ.
  • Bảng điều khiển (Dashboards): Một tập hợp các biểu đồ và dữ liệu được hiển thị cùng một nơi để hỗ trợ phân tích và trình bày dữ liệu.

Ví dụ cụ thể hơn về các loại trực quan hoá 

  • Biểu đồ khu vực (Area Map): Là một dạng biểu đồ không gian địa lý, bản đồ khu vực được sử dụng để hiển thị các giá trị cụ thể trên một bản đồ của một quốc gia, bang, hạt, hoặc bất kỳ vị trí địa lý nào khác. Hai loại bản đồ khu vực phổ biến là choropleth và isopleths.
  • Biểu đồ cột (Bar Chart): Biểu đồ cột biểu thị các giá trị số so sánh với nhau. Độ dài của cột biểu thị giá trị của mỗi biến số. 
  • Biểu đồ hộp và râu (Box-and-whisker Plots): Biểu đồ này hiển thị một khoảng giá trị (hộp) qua một đo lường đã chọn (thanh cột).
  • Đồ thị đạn (Bullet Graph): Một thanh cột được đánh dấu trên nền để hiển thị tiến trình hoặc hiệu suất so với mục tiêu, được biểu thị bằng một đường trên đồ thị.
  • Biểu đồ Gantt (Gantt Chart): Thông thường được sử dụng trong quản lý dự án, biểu đồ Gantt là biểu đồ cột mô tả các dòng thời gian và nhiệm vụ. 
  • Bản đồ nhiệt (Heat Map): Là một dạng biểu đồ không gian địa lý dưới dạng bản đồ, bản đồ nhiệt hiển thị các giá trị dữ liệu cụ thể dưới dạng các màu sắc khác nhau (không nhất thiết phải là nhiệt độ). 
  • Bảng nổi bật (Highlight Table): Là một dạng bảng sử dụng màu sắc để phân loại dữ liệu tương tự, giúp người xem đọc dễ dàng và một cách trực quan hơn.
  • Biểu đồ tần suất (Histogram): Là một dạng biểu đồ cột chia một đo lường liên tục thành các khoảng khác nhau để giúp phân tích phân bổ.
  • Biểu đồ tròn (Pie Chart): Là một biểu đồ tròn với các phần tam giác thể hiện dữ liệu % của một tổng thể
  • Biểu đồ cây (Treemap): Là một dạng biểu đồ hiển thị các giá trị khác nhau, liên quan nhau dưới dạng các hình chữ nhật lồng nhau.

Giới thiệu về Tableau – công cụ trực quan hoá dữ liệu nổi bật 

Tableau là một nền tảng hỗ trợ phân tích và  trực quan hoá dữ liệu. Nền tảng này được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp mà không yêu cầu các nhân sự đều có khả năng chuyên môn trong xử lý dữ liệu, kiến thức lập trình hay tổng hợp. 

Nền tảng Tableau giúp quá trình phân tích dữ liệu diễn ra nhanh chóng. Sau đó, các dữ liệu sẽ được trực quan hoá, giúp cho người xem hiểu rõ những thông tin mà dữ liệu biểu thị. Quá trình này sẽ không bị gián đoạn và được cập nhật thường xuyên theo thời gian thực, ngay khi có sự thay đổi của dữ liệu gốc. 

Tìm hiểu thêm về Tableau tại: Tìm hiểu về Tableau Cloud: Giải pháp thế hệ mới của Salesforce

Salesforce Data Cloud for Tableau là gì?

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xây dựng chiến lược CRM hiệu quả – Giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển đột phá
Chiến lược CRM (Customer Relationship Management) là giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển quan hệ khách hàng một cách toàn diện. Chiến lược này được xây dựng với mục tiêu tối ưu quá trình tìm kiếm, tiếp cận, giao tiếp và chăm sóc khách hàng, nâng cao sự hài lòng của người tiêu dùng khi mua sắm và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Đọc thêm
Hướng dẫn ứng tuyển