Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

4 giải pháp giúp giải quyết việc thất thoát dữ liệu, phân mảnh thông tin trong Doanh nghiệp

  • Thời gian đọc: 05 phút
  • Bài viết dành cho: Các cấp lãnh đạo và quản lý

Theo thống kê, hiện trên thế giới đang hoạt động 75 tỷ thiết bị thông minh, vậy tính ra, mỗi người đang sử dụng 2 đến 3 thiết bị như: điện thoại, máy tính, smart watch… Các kênh thông tin cũng sử dụng không dưới 2: email, báo mạng, facebook… 

Chúng ta đang sống trong một thế giới dựa trên dữ liệu. Các lãnh đạo doanh nghiệp không thể đưa ra quyết định mà không sử dụng những dữ liệu chính xác, bởi các quyết định được đưa ra bằng cảm tính không còn đúng đắn trong thời đại ngày nay. Để duy trì tính cạnh tranh, mọi thứ phải bắt nguồn từ thực tế và các con số chính xác để hỗ trợ lựa chọn sáng suốt.

Cho dù đó là thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, nhân viên hay bất kỳ thứ gì khác liên quan đến quy trình kinh doanh, dữ liệu sẽ có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, điều này khiến việc quản lý trở nên khó khăn. Nếu doanh nghiệp không thể sử dụng và quản lý thông tin khách hàng một cách hiệu quả, những nhân viên kinh doanh cũng sẽ gặp khó khăn trong việc tối ưu khách hàng tiềm năng và chốt deal (giao dịch).

Để hạn chế việc thất thoát dữ liệu và phân mảnh thông tin (Data Silos), doanh nghiệp cần tìm ra cách tốt nhất để tổ chức, sắp xếp dữ liệu của mình, kết nối giữa các phòng ban và ngăn chặn các vấn đề sẽ có thể xảy ra. Dưới đây là một số phương pháp hay nhất để ngăn chặn và giải quyết các Data Silos.

4 giải pháp giúp giải quyết việc thất thoát dữ liệu, phân mảnh thông tin trong Doanh nghiệp
4 giải pháp giúp giải quyết việc thất thoát dữ liệu, phân mảnh thông tin trong Doanh nghiệp

1. Sử dụng hệ thống tích hợp

Dữ liệu của doanh nghiệp rất có thể nằm trong nhiều hệ thống khác nhau. Tích hợp các hệ thống đó một cách chính xác là cách hiệu quả nhất để tránh việc thất thoát dữ liệu, phân mảnh thông tin. 

Sử dụng một nền tảng duy nhất cho các hoạt động kinh doanh cũng là cách tuyệt vời để giữ cho các bộ phận được liên kết. Xóa bỏ các bảng tính thiếu liên kết sẽ khiến việc chia sẻ dữ liệu giữa các phòng ban sẽ trở nên dễ dàng hơn, mang tới cho doanh nghiệp một bức tranh toàn cảnh về khách hàng của mình. Ngoài ra, giải pháp này còn đảm bảo dữ liệu khách hàng được cập nhật tự động và hiển thị trên một hệ thống duy nhất, xuyên suốt các phòng ban, đảm bảo mang lại cho khách hàng một trải nghiệm tốt hơn.

Ví dụ, Salesforce CRM, một nền tảng dựa trên hệ thống đám mây sẽ cho phép doanh nghiệp lưu trữ toàn bộ dữ liệu chỉ trong một hệ thống duy nhất, giúp nhân viên hoạt động hiệu quả hơn.

2. Khuyến khích giao tiếp và hợp tác

Doanh nghiệp khi mở rộng quy mô sẽ chia nhỏ các bộ phận để dễ dàng trong khâu quản lý. Nhưng, điều này vô tình khiến nhân viên chỉ làm việc theo quy trình khép kín mà thiếu sự tương tác với các phòng ban khác. Ví dụ, một nhóm Marketing có thể duy trì một kho nội dung trong một thư mục Google Drive ngẫu nhiên trong khi nhóm Kinh doanh có thể có rất nhiều dữ liệu được lưu trữ trên Dropbox. Cả hai nhóm đều có thể không biết nhóm kia đang lưu trữ tệp của họ ở đâu.

Để phá vỡ các Data Silos, giảm thiểu việc thông tin bị phân mảnh, doanh nghiệp nên khuyến khích giao tiếp giữa các bộ phận. Khi mối quan hệ giữa các nhóm kinh doanh, marketing hay dịch vụ khách hàng trở nên tốt hơn, doanh nghiệp không chỉ loại bỏ các Data Silos mà còn thúc đẩy sự kết hợp hài hòa giữa các bộ phận, mang lại quy trình làm việc hiệu quả, từ đó tăng doanh thu và giảm cảm giác cạnh tranh.

3. Phát triển các quy trình và thủ tục mới để lưu trữ dữ liệu

Để tạo ra một hệ thống quản lý dữ liệu thực sự có thể sử dụng được, tất cả dữ liệu trong đó phải đảm bảo mới và chính xác nhất. Doanh nghiệp cần thông qua tất cả dữ liệu đã được lưu trữ và loại bỏ thông tin không cần thiết.

Đồng thời, phải đảm bảo rằng nhân viên hiểu rõ ràng cách họ phải xử lý dữ liệu và nền tảng nào được cho phép. Bằng cách đó, doanh nghiệp sẽ giảm cơ hội tạo ra các Data Silos.

4. Kiên định

Cuối cùng, điều quan trọng là các doanh nghiệp cần kiên định với mục tiêu của mình. Các Data Silos thường được tích lũy trong thời gian dài, xuyên suốt hành trình phát triển của doanh nghiệp. Việc phân loại dữ liệu tồn tại ở nhiều định dạng khác nhau và  có thể gây tốn nhiều thời gian, nhưng doanh nghiệp cần lập kế hoạch chiến lược và kiên định với lựa chọn đó. Hãy nhớ rằng việc phá vỡ các Data Silos là một cuộc chạy marathon đường dài. 

Việc loại bỏ các Data Silos là rất quan trọng để doanh nghiệp giảm thiểu sự thất thoát dữ liệu, phân mảnh thông tin, từ đó mang lại trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. Đây là một việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết. Có dữ liệu thống nhất và hoàn chỉnh trong tay sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lựa chọn, nhu cầu, sở thích và những thông tin chi tiết khác của khách hàng để mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn – nâng cao hơn nữa lòng trung thành và tối ưu hóa ROI.

LIÊN HỆ với Gimasys – đối tác Vàng của Salesforce tại Việt Nam – ngay hôm nay để được tư vấn về Salesforce CRM – CRM Số 1 dành cho các doanh nghiệp. 

Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp công CNTT, mang đến những công nghệ đột phá cho doanh nghiệp Việt, Gimasys đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều Tập đoàn Công nghệ lớn trên Thế giới. Là chuyên gia đầu ngành về Salesforce multi-cloud, sở hữu hơn 100 chứng chỉ Salesforce với CSAT (chỉ số đánh giá sự hài lòng của khách hàng sau triển khai) được ghi nhận là 4.66/5 – Gimasys đang là đối tác Vàng đầu tiên và hàng đầu của Salesforce tại Việt Nam.

Tham khảo:

Salesforce Genie – Nền tảng dữ liệu mới gia tăng sức mạnh cho Real-Time CRM số một thế giới

Cách sử dụng dữ liệu nâng cao hiệu quả chiến dịch Marketing

4 rắc rối doanh nghiệp thường gặp phải trong quản lý dữ liệu khách hàng

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hướng dẫn ứng tuyển