Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

4 rắc rối doanh nghiệp thường gặp phải trong quản lý dữ liệu khách hàng

  • Thời gian đọc: 05 phút
  • Bài viết dành cho: Các cấp lãnh đạo và quản lý

Doanh nghiệp cần có một bộ thông tin đầy đủ về khách hàng của mình, việc lưu trữ File thông tin khách hàng riêng lẻ ở nhiều nơi đã dẫn đến việc phân tán thông tin và làm mất đi cái nhìn toàn diện về khách hàng. Là người điều hành doanh nghiệp, để đưa ra định hướng kinh doanh và vận hành, bạn cần hiểu rõ khách hàng của mình và biết được xu hướng thị trường dựa trên chính bộ thông tin mà mình đang xây dựng nên. Cách làm việc hiệu quả này sẽ dẫn đến tăng trưởng lâu dài, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Khi cơ sở dữ liệu bị giới hạn chỉ cung cấp thông tin từ một bộ phận và không thể kết hợp thông tin quan trọng. Các thông tin về khách hàng đủ điều kiện khai thác bán hàng cross-selling (bán hàng chéo) và up-selling (bán hàng gia tăng) có thể bị bỏ lỡ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp và cũng có thể dẫn đến việc mất khách hàng vì họ sẽ tìm kiếm sản phẩm ở một nơi khác thay vì những nơi không thỏa mãn được nhu cầu của họ.

Để giải quyết tình trạng này, doanh nghiệp phải sử dụng đến các công cụ/ ứng dụng hỗ trợ điều hành doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu năm 2019 của Blissly, các doanh nghiệp nhỏ sử dụng trung bình 40 ứng dụng để vận hành doanh nghiệp. Đương nhiên, con số đó tăng lên đáng kể đến 211 ứng dụng khi nói về các doanh nghiệp lớn với hơn 1000 nhân viên.

Việc sử dụng các công cụ / ứng dụng hỗ trợ không chỉ giới hạn ở một bộ phận duy nhất mà phổ biến ở khắp các phòng ban. Từ bộ phận Nhân sự, Kinh doanh, Marketing, CNTT hay Dịch vụ khách hàng, tất cả đều hoạt động trên những ứng dụng riêng của mình. Những công cụ này cho phép nhân viên hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời mang lại cho doanh nghiệp những cơ hội mới để tăng trưởng.

Điều trớ trêu là, khi doanh nghiệp càng sử dụng nhiều ứng dụng/ công cụ khác nhau, việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu càng trở nên khó khăn hơn. Bởi vì, việc theo dõi các hoạt động kinh doanh, marketing, quảng cáo, tài chính, phân tích, dịch vụ khách hàng và CNTT từ những nguồn dữ liệu riêng biệt sẽ không thể nào mang lại một cái nhìn hoàn chỉnh về doanh nghiệp. Nói cách khác, lượng dữ liệu lớn sẽ không thể dẫn đến những insight có ích nếu như không biết kết hợp chúng với nhau. Doanh nghiệp cần có một cái nhìn tổng thể về lượng thông tin mà họ đã thu thập được. 

Có thể nói, những dữ liệu kinh doanh đơn lẻ, không hợp nhất (data silos) là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp bị đình trệ bởi khối lượng dữ liệu khổng lồ của mình.

4 rắc rối doanh nghiệp thường gặp phải trong quản lý dữ liệu khách hàng
4 rắc rối doanh nghiệp thường gặp phải trong quản lý dữ liệu khách hàng

Một số dấu hiệu phổ biến của Data Silos:

  • Nhân viên trong các phòng ban không biết tìm thông tin phù hợp ở đâu
  • Phải kiểm tra nhiều nơi để tìm ra dữ liệu phù hợp
  • Độ chính xác của dữ liệu không cao
  • Phải tốn nhiều chi phí để lưu trữ lượng dữ liệu lớn
  • Dữ liệu không khớp giữa các phòng ban

Tại sao những dữ liệu kinh doanh đơn lẻ (data silos) lại là thách thức lớn đối với doanh nghiệp?

Data silos có thể là một trở ngại lớn đối với sự phát triển và hoạt động của một doanh nghiệp. Những dữ liệu kinh doanh không được hợp nhất hiệu quả trong một hệ thống duy nhất có thể dẫn đến giảm năng suất và gia tăng các chi phí không cần thiết. 

  • Không kiểm soát được dữ liệu: Đối với bộ phận Kinh doanh, việc phải làm việc thủ công với một lượng lớn thông tin dữ liệu bị phân mảnh sẽ không tránh khỏi những sai sót. Việc không thể quản lý hiệu quả lượng dữ liệu mình đang sở hữu sẽ khiến các nhân viên Kinh doanh dễ dàng bị thất thoát dữ liệu, để mất khách hàng và tuột deal vào tay đối thủ. Về lâu dài, đây là nguyên nhân chính khiến cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút. 
  • Cái nhìn không đầy đủ về doanh nghiệp: Khi báo cáo cho các lãnh đạo cấp trên, bộ phận Kinh doanh sẽ chỉ đề cập đến lượng khách hàng mới, bộ phận Marketing sẽ chia sẻ số lượng khách hàng tiềm năng và lượt tương tác của khách hàng, và bộ phận Kế toán sẽ báo cáo về chi phí và lợi nhuận. Nhưng điều gì sẽ liên kết tất cả thông tin đó với nhau? Cố gắng quản lý một doanh nghiệp với những dữ liệu riêng biệt, thiếu liên kết cũng giống như cố gắng chơi ghép hình mà không có hình mẫu. Data silos ngăn cản bạn có cái nhìn 360 độ về doanh nghiệp của mình.
  • Môi trường làm việc ít hợp tác: Mỗi bộ phận sẽ làm việc độc lập với khối lượng riêng của họ và chỉ có quyền truy cập vào dữ liệu của mình. Điều này tạo ra sự chia rẽ trong doanh nghiệp, các bộ phận không hợp tác với nhau khiến toàn doanh nghiệp không thể đạt được tầm nhìn chung. Nếu lãnh đạo không thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh mà chỉ nhìn vào những dữ liệu đơn lẻ, các quyết định của họ sẽ hiếm khi phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể.
  • Trải nghiệm khách hàng tồi tệ: Hiện nay, khách hàng tương tác với doanh nghiệp qua rất nhiều điểm chạm. Những tương tác này xảy ra thông qua nhiều kênh và trong các giai đoạn khác nhau trên hành trình của họ. Điều đó có nghĩa là nhân viên của các bộ phận Kinh doanh, Marketing, Dịch vụ sẽ đều phải tương tác với cùng một khách hàng. Khi dữ liệu bị cô lập, nhân viên có thể dễ dàng mất dấu lịch sử tương tác của khách hàng – và không gì khiến khách hàng khó chịu hơn việc phải lặp đi lặp lại thông tin của mình cho những người khác.

Giải pháp để loại bỏ Data silos trong doanh nghiệp

Vì các data silos xảy ra khi doanh nghiệp có các cơ sở dữ liệu khác nhau bị cô lập trong các phòng ban, nên nhiều nhà lãnh đạo vẫn nghĩ rằng để giải quyết vấn đề đó, chỉ cần đơn giản nhập và xuất các dữ liệu thủ công vào một hệ thống duy nhất. Nhưng, vấn đề là các dữ liệu như thông tin chi tiết về khách hàng sẽ liên tục thay đổi theo thời gian. 

Vì dữ liệu liên tục thay đổi, cho dù được nhập / xuất tệp CSV thường xuyên như thế nào, thông tin sẽ không bao giờ được cập nhật đầy đủ. Sẽ mất hàng chục thao tác nhập / xuất thủ công mỗi tháng, điều này sẽ tốn rất nhiều thời gian và làm tăng nguy cơ xảy ra sai sót khi nhập dữ liệu thủ công.

May mắn thay, có những lựa chọn tốt hơn để ngăn chặn và giải quyết việc thất thoát dữ liệu, thông tin bị phân mảnh trong doanh nghiệp như: sử dụng hệ thống tích hợp, thay đổi văn hóa doanh nghiệp để thúc đẩy giao tiếp và hợp tác, hay phát triển các quy trình mới để lưu trữ dữ liệu.

Cùng tìm hiểu về các giải pháp giúp loại bỏ Data Silos trong doanh nghiệp TẠI ĐÂY

LIÊN HỆ với Gimasys – đối tác Vàng của Salesforce tại Việt Nam – ngay hôm nay để được tư vấn về Salesforce CRM – CRM Số 1 dành cho các doanh nghiệp. 

Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp công CNTT, mang đến những công nghệ đột phá cho doanh nghiệp Việt, Gimasys đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều Tập đoàn Công nghệ lớn trên Thế giới. Là chuyên gia đầu ngành về Salesforce multi-cloud, sở hữu hơn 100 chứng chỉ Salesforce với CSAT (chỉ số đánh giá sự hài lòng của khách hàng sau triển khai) được ghi nhận là 4.66/5 – Gimasys đang là đối tác Vàng đầu tiên và hàng đầu của Salesforce tại Việt Nam.

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xây dựng chiến lược CRM hiệu quả – Giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển đột phá
Chiến lược CRM (Customer Relationship Management) là giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển quan hệ khách hàng một cách toàn diện. Chiến lược này được xây dựng với mục tiêu tối ưu quá trình tìm kiếm, tiếp cận, giao tiếp và chăm sóc khách hàng, nâng cao sự hài lòng của người tiêu dùng khi mua sắm và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Đọc thêm
Hướng dẫn ứng tuyển