Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • English
  • Tiếng Việt

SOA là gì? Sự khác biệt giữa SOA và Microservice

SOA (Service-Oriented Architecture) – Kiến trúc hướng dịch vụ là một kiến trúc phần mềm phổ biến trong việc phát triển và tích hợp phần mềm. Vậy bản chất của SOA là gì? Kiến trúc này có lợi ích như thế nào đối với doanh nghiệp? Cùng Gimasys theo dõi ngay bài viết dưới đây. 

SOA là gì?

SOA hay còn được gọi là Service-Oriented Architecture (Kiến trúc hướng dịch vụ) là việc xác định phương pháp để làm cho các thành phần mềm có thể tái sử dụng thông qua các giao diện dịch vụ. Các dịch vụ sử dụng các tiêu chuẩn giao diện chung và một mô hình kiến trúc để có thể tích hợp nhanh chóng vào các ứng dụng mới. Các dịch vụ của SOA có thể được triển khai trên các nền tảng khác nhau và được truy cập thông qua các giao thức chuẩn. Các ứng dụng có thể tương tác và tích hợp với nhau một các dễ dàng. 

Mỗi dịch vụ SOA bao gồm mã và dữ liệu cần thiết để thực hiện một chức năng kinh doanh hoàn chỉnh và độc lập. Các giao diện dịch vụ cung cấp các khớp nối lỏng lẻo. Điều này có nghĩa là các giao diện có thể được truy cập và sử dụng bởi các ứng dụng khác mà không cần biết các cách thức triển khai của dịch vụ đó. Việc sử dụng các giao diện dịch vụ giúp giảm thiểu sự phụ thuộc giữa các ứng dụng, từ đó giúp các hệ thống dễ dàng mở rộng và duy trì. 

Trước khi SOA xuất hiện vào cuối những năm 1990, việc kết nối một ứng dụng với dữ liệu hoặc chức năng trong một hệ thống khác yêu cầu các tích hợp điểm – điểm phức tạp. Các tích hợp này buộc các nhà phát triển phần mềm phải tạo lại một phần hoặc toàn bộ cho mỗi dự án mới. Việc hiển thị các chức năng thông qua SOA cho phép các nhà phát triển phần mềm chỉ cần sử dụng lại các tính năng hiện có và kết nối thông qua kiến trúc SOA ESB.

Lợi ích mà SOA mang lại

So với các kiến trúc công nghệ khác, SOA mang lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp như:

  • Kinh doanh linh hoạt, đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn: Khả năng tái sử dụng là yếu tố chính quyết định. Sự hiệu quả khi xây dựng các ứng dụng có thể tái sử dụng – thay vì viết lại và tích hợp lại khi phát triển một dự án mới, các nhà phát triển có thể xây dựng ứng dụng nhanh hơn gấp nhiều lần để đáp ứng các cơ hội kinh doanh mới. Phương pháp SOA hỗ trợ các kịch bản cho việc tích hợp ứng dụng, tích hợp dữ liệu và tự động hoá các dịch vụ hoặc quy trình, luồng công việc kinh doanh. Điều này giúp tăng tốc thiết kế và phát triển phần mềm.
  • Tận dụng các chức năng cũ trong thị trường mới: Một kiến trúc SOA được hoàn thiện cho phép các nhà phát triển dễ dàng đưa các chức năng “bị khoá” trong một nền tảng hoặc môi trường có thể mở rộng chúng sang các môi trường và thị trường mới. Ví dụ, nhiều công ty đã sử dụng SOA để tiết lộ các chức năng từ các hệ thống tài chính dựa trên máy tính trung tâm (mainframe) đến các ứng dụng web mới. Điều này cho phép tự động hoá các quy trình và thông tin trước đây chỉ có thể truy cập thông qua tương tác trực tiếp với nhân viên hoặc đối tác kinh doanh của công ty.
  • Tăng cường công nghệ trong doanh nghiệp: Trong SOA, các dịch vụ có thể được xác định theo thuật ngữ kinh doanh (ví dụ: “tạo báo giá bảo hiểm” hoặc “tính toán ROI của thiết bị vốn”). Điều này cho phép các nhà phân tích kinh doanh làm việc hiệu quả hơn. 

Sự khác biệt của SOA so với Microservice

Microservice là một kiểu kiến trúc cấu trúc một dịch vụ dưới dạng một tập hợp các dịch vụ. Thoạt nhìn, hai khái niệm giữa SOA và Microservice gần như tương tự nhau. Tuy nhiên, chúng có những điểm khác biệt riêng biệt. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa SOA và Microservice.

Điểm giống: 

  • Cả hai đều liên quan đến môi trường cloud hoặc hybrid cloud để phát triển và triển khai ứng dụng linh hoạt.
  • Cả hai đều có khả năng mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu vận hành và tốc độ của big data. 
  • Đều chia các ứng dụng lớn, phức tạp thành các phần nhỏ, linh hoạt, dễ làm việc hơn. 
  • Mọi dịch vụ đều đảm nhiệm một chức năng, vị trí riêng.

Điểm khác biệt:

Tiêu chí SOAMicroservice
Phạm viPhạm vi trong doanh nghiệpPhạm vi ứng dụng
Tái sử dụngKhả năng sử dụng lại các tích hợp là mục tiêu chính, ở cấp độ doanh nghiệp. Việc cố gắng đạt được một số mức độ tái sử dụng là điều cần thiết. Khả năng sử dụng lại và chia sẻ thành phần trong kiến trúc SOA làm tăng khả năng mở rộng và hiệu quả. Một thành phần vi dịch vụ (microservice) được sử dụng lại trong thời gian chạy của toàn bộ ứng dụng dẫn đến sự phụ thuộc. Điều này làm giảm tính linh hoạt và khả năng phục hồi. Các thành phần microservice thường sử dụng lại mã bằng cách sao chép và chấp nhận sao chép dữ liệu nhằm cải thiện khả năng tách rời.
Synchronous calls (cuộc gọi đồng bộ)Các dịch vụ có thể tái sử dụng trong SOA có sẵn trên toàn doanh nghiệp bằng cách sử dụng các giao thức chủ yếu là đồng bộ như API RESTful.Phụ thuộc theo thời gian thực dẫn đến mất khả năng phục hồi. Những yếu tố phụ thuộc gây ra độ trễ, ảnh hưởng tới hiệu suất. 
Sao chép dữ liệu Mục đích rõ ràng của việc cung cấp các dịch vụ SOA là để tất cả các ứng dụng thu thập và thay đổi dữ liệu một cách đồng bộ, trực tiếp tại nguồn của nó. Điều này giúp giảm nhu cầu duy trì các mẫu đồng bộ hoá dữ liệu phức tạp.Mỗi microservice có quyền truy cập cục bộ vào tất cả các dữ liệu cần thiết để đảm bảo tính độc lập với các microservice khác (hoặc các ứng dụng khác). Điều này có thể gây ra một số trùng lặp trong các hệ thống khác, gây ra sự phức tạp. 
Truyền thôngMỗi dịch vụ phải chia sẻ một cơ chế giao tiếp chung gọi là ESB. SOA quản lý và điều phối các dịch vụ mà nó cung cấp thông qua ESB. Tuy nhiên, ESB có thể trở thành một điểm lỗi duy nhất cho toàn bộ doanh nghiệp và nếu một dịch vụ đơn lẻ chậm lại, toàn bộ hệ thống có thể bị ảnh hưởng.Mỗi dịch vụ được phát triển độc lập với giao thức truyền thông riêng.
Khả năng tương tácSOA có các giao thức nhắn tin không đồng nhất như SOAP (Simple Object Access Protocol), AMQP (Advanced Messaging Queuing Protocol) và MSMQ (Microsoft Messaging Queuing).Microservice sử dụng các giao thức nhắn tin nhẹ như HTTP/REST (Representational State Transfers) và JMS (Dịch vụ nhắn tin Java)
Mức độ chi tiết của dịch vụDịch vụ SOA có thể bao gồm từ các dịch vụ nhỏ, chuyên biệt đến các dịch vụ toàn doanh nghiệp.Kiến trúc microservice được tạo thành từ các dịch vụ chuyên biệt cao, mỗi dịch vụ được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ chuyên biệt.
Tốc độBằng cách tận dụng lợi thế của việc chia sẻ kiến trúc chung, SOA đơn giản hoá việc phát triển và xử lý sự cố. Điều này dẫn đến SOA có thể phát triển chậm hơn so với microservice
Quản trịBản chất của SOA, cho phép triển khai các tiêu chuẩn quản trị dữ liệu chung trên tất cả các dịch vụ.Bản chất độc lập của microservice không cho phép quản trị dữ liệu nhất quán. Điều này mang lại tính linh hoạt cao hơn cho từng dịch vụ, có thể khuyến khích sự cộng tác lớn hơn trong toàn tổ chức.
Lưu trữKiến trúc SOA thường bao gồm một lớp lưu trữ dữ liệu duy nhất được chia sẻ bởi tất cả các dịch vụ trong một ứng dụng nhất định.Microservice sẽ dành riêng một máy chủ hoặc cơ sở dữ liệu để lưu trữ dữ liệu cho bất kỳ dịch vụ nào cần.

Mặc dù có nhiều sự khác nhau giữa SOA và Microservice, tuy nhiên cả 2 kiến trúc này đều có thể sử dụng tự động hoá để tăng tốc quy trình kinh doanh. Các môi trường lớn và đa dạng có thể cân nhắc sử dụng kiến trúc SOA. Kiến trúc này hỗ trợ tích hợp giữa các ứng dụng không đồng nhất và giao thức trao đổi thông tin thông qua ESB. Các môi trường nhỏ hơn, bao gồm các ứng dụng web và di động, không yêu cầu các lớp giao tiếp mạnh mẽ và dễ dàng phát triển hơn.

Đọc thêm:

Điện toán đám mây là gì? Các thông tin quan trọng về Cloud Computing

DLP và cách thức hoạt động để phòng ngừa mất dữ liệu

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hướng dẫn ứng tuyển