Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

Bức tranh tương lai chuyển đổi số ngành nông nghiệp Việt Nam

Bạn đã bao giờ hình dung một cánh đồng nơi các robot tự động gieo hạt, tưới tiêu, và thu hoạch nông sản? Hay một trang trại chăn nuôi thông minh, nơi sức khỏe của từng vật nuôi được theo dõi và quản lý một cách chính xác nhờ các cảm biến IoT? 

Với sự phát triển của công nghệ mới cùng hoạt động chuyển đổi số, những viễn cảnh này đang dần trở thành hiện thực tại Việt Nam, hứa hẹn mang đến một nền nông nghiệp bền vững, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cùng khám phá về thực trạng và tương lai chuyển đổi số ngành nông nghiệp với Gimasys qua bài viết dưới đây!

Bức tranh tương lai chuyển đổi số ngành nông nghiệp
Bức tranh tương lai chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp hiện nay

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu và động lực phát triển trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý và sản xuất không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn góp phần giảm thiểu chi phí, bảo vệ môi trường. 

Trong Hội thảo khoa học quốc gia do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 30/03/2024,  nền nông nghiệp Việt được nhận nhận định đã có sự thay đổi và tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và quy trình sản xuất. Trong đó, các chính sách, chương trình và dự án chuyển đổi số đã cơ bản thay đổi diện mạo ngành nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, góp phần nâng cao điều kiện sống và năng lực của người dân trên toàn quốc.

Nhìn chung, hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh trong ngành nông nghiệp Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, cụ thể: 

  • Tỷ lệ nông sản qua chế biến tăng dần theo thời gian
  • Thị trường tiêu thụ được mở rộng và phát triển
  • Xuất khẩu tăng nhanh về sản lượng, giá trị và tỷ trọng sản phẩm chất lượng cao

Tuy nhiên, quá trình này vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, do thiếu hụt về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và vốn đầu tư. Điều này tạo ra nhiều thách thức trong hoạt động chuyển đổi số ngành nông nghiệp tại Việt Nam:

  • Chi phí đầu tư cho công nghệ còn khá cao, gây khó khăn cho nhiều hộ nông dân 
  • Thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng về công nghệ thông tin, đặc biệt ở nông thôn
  • Hạ tầng kỹ thuật số ở nhiều vùng nông thôn còn yếu kém, ảnh hưởng đến quá trình kết nối và truyền tải dữ liệu. 
  • Ý thức về việc ứng dụng công nghệ của một bộ phận nông dân còn hạn chế

Các công nghệ ứng dụng trong chuyển đổi số nông nghiệp

Để đạt được những thành tựu trên, các công nghệ thông minh được khai thác triệt để và ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nông nghiệp Việt Nam. Nổi bật là việc sử dụng cảm biến, IoT để theo dõi các thông số môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, giúp nông dân điều chỉnh các yếu tố sản xuất một cách chính xác. 

Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp Việt Nam
Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp Việt Nam

Các ứng dụng thông minh, nền tảng tích hợp quản lý dữ liệu, hay các công nghệ mới (như hệ thống tưới tiêu tự động, máy bay không người lái…) cũng được nhiều nông dân quan tâm và áp dụng. Bên cạnh đó, công nghệ blockchain cũng đang được thử nghiệm để đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tăng cường niềm tin của người tiêu dùng.

>> Tìm hiểu thêm: Khám phá thực trạng chuyển đổi số ngành nông nghiệp Việt 

Nông nghiệp trồng trọt đang trải qua một cuộc cách mạng nhờ vào sự ứng dụng rộng rãi của IoT và Big Data. Các phần mềm thông minh giúp nông dân phân tích chi tiết mọi thông số từ đất đai, khí hậu đến từng giai đoạn phát triển của cây trồng. Người tiêu dùng giờ đây có thể hoàn toàn yên tâm khi truy xuất thông tin về sản phẩm mình mua, từ khâu trồng trọt đến thu hoạch.

Ngành chăn nuôi cũng không nằm ngoài cuộc cách mạng số. IoT, blockchain và công nghệ sinh học đang giúp ngành chăn nuôi trở nên hiện đại và hiệu quả hơn. 

Giải pháp One Gimasys, với sự hỗ trợ của nền tảng công nghệ hàng đầu Oracle NetSuite ERP, là công cụ thông minh giúp quản lý hệ thống chuồng trại hiệu quả và toàn diện. Bằng cách kết hợp các tính năng mạnh mẽ của NetSuite và kiến thức chuyên sâu về ngành nông nghiệp, One Gimasys giúp các doanh nghiệp chăn nuôi tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Cụ thể, One Gimasys khi kết hợp với Oracle NetSuite ERP giúp quản lý, theo dõi và ghi nhận thông tin chi tiết về vật nuôi (giống loài, ngày sinh, lịch tiêm chủng, bệnh sử…), quản lý chu kỳ sinh sản (lịch phối giống, số lượng con đẻ…). Bên cạnh đó, mô hình giúp người dân dễ dàng lập kế hoạch khẩu phần ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, ghi nhận các giai đoạn sản xuất từ khi sinh cho đến khi thu hoạch thành phẩm và theo dõi chi phí, kiểm soát doanh thu hiệu quả

Các trang trại bò sữa lớn như TH True Milk và Vinamilk đã ứng dụng công nghệ để quản lý đàn bò, đảm bảo chất lượng sữa và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Lâm nghiệp cũng đang tận dụng công nghệ để bảo vệ rừng và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả. Công nghệ mã vạch giúp quản lý nguồn gốc gỗ, trong khi GIS và ảnh vệ tinh được sử dụng để phát hiện sớm cháy rừng và theo dõi tình trạng rừng.

Ngành thủy sản, các ngư dân giờ đây có thể sử dụng các thiết bị hiện đại như máy dò cá, GPS để tìm kiếm và khai thác hải sản một cách hiệu quả. Công nghệ GIS giúp quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảm bảo khai thác bền vững. Bên cạnh đó, AI giúp tối ưu quá trình nuôi tôm, phân tích chất lượng nước, điều chỉnh thức ăn và theo dõi sức khỏe tôm. Nhờ tự động hóa, quá trình chế biến thủy sản trở nên nhanh chóng, chính xác và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giải pháp Google giúp xây dựng ra những app Máy học để giúp doanh nghiệp theo dõi và phát hiện kịp thời bệnh trên vật nuôi. Ví dụ như phân tích các chỉ số về thời tiết, thức ăn, nhiệt độ môi trường xung quanh để dự đoán được lượng thức ăn cần mua cũng như bệnh của vật nuôi. 

Bức tranh tương lai của ngành nông nghiệp sau quá trình chuyển đổi số 

Trước bối cảnh hiện nay, hoàn toàn có thể nhận thức được viễn cảnh tiềm năng của ngành nông nghiệp Việt trong tương lai sau quá trình chuyển đổi số. Cùng Gimasys xem xét ba khía cạnh chính trong bức tranh tổng thể của ngành, bao gồm nông nghiệp thông minh, nông dân thông minh và xã hội thông minh.

Nông nghiệp thông minh Trồng trọt – Các cánh đồng trở thành những “nhà máy xanh” với hệ thống tưới tiêu, bón phân tự động điều khiển bởi AI.
– Máy móc nông nghiệp tự lái thay thế hoàn toàn sức lao động thủ công, tăng năng suất và giảm thiểu chi phí.
– Sử dụng cảm biến và drone để giám sát tình hình cây trồng, phát hiện sớm sâu bệnh và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
– Áp dụng công nghệ nuôi cấy mô để tạo ra giống cây trồng mới, có năng suất cao và kháng bệnh tốt.
Chăn nuôi – Hệ thống chuồng trại thông minh với điều hòa nhiệt độ, ánh sáng tự động, đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho vật nuôi.
– Sử dụng chip điện tử để theo dõi sức khỏe từng con vật, phát hiện sớm bệnh tật.
– Robot tự động thực hiện các công việc vắt sữa, dọn chuồng.
Thủy sản– Các trang trại nuôi trồng thủy sản công nghệ cao với hệ thống tuần hoàn nước khép kín, đảm bảo chất lượng nước luôn ổn định.
– Sử dụng AI để theo dõi và điều khiển quá trình nuôi trồng, từ việc cho ăn đến thu hoạch.
Nông dân thông minh– Truy cập thông tin dễ dàng: Nông dân có thể dễ dàng truy cập vào các nền tảng thông tin nông nghiệp, cập nhật kiến thức mới nhất về kỹ thuật canh tác, dự báo thời tiết, giá cả thị trường.
– Quản lý sản xuất hiệu quả: Sử dụng các ứng dụng di động để theo dõi tình hình sản xuất, phân tích dữ liệu, đưa ra quyết định kinh doanh.
– Kết nối với thị trường: Nông dân có thể bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh phân phối trực tuyến.
Xã hội thông minh – Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm: Nông nghiệp thông minh giúp tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
– Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, giảm ô nhiễm môi trường.
– Tạo việc làm mới: Xuất hiện nhiều ngành nghề mới liên quan đến công nghệ nông nghiệp, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
– Nâng cao đời sống nông dân: Nông dân có thu nhập ổn định hơn, cuộc sống được cải thiện.

Cuộc cách mạng chuyển đổi số đang mang đến một luồng gió mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam, hứa hẹn một tương lai tươi sáng và đầy tiềm năng. Với sự ứng dụng của công nghệ hiện đại, nông nghiệp không chỉ trở nên hiệu quả, bền vững mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, góp phần xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp
Khám phá thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là quá trình ứng dụng các giải pháp, nền tảng công nghệ số hiện đại vào chuỗi các hoạt động sản xuất nông nghiệp: từ sản xuất, chế biến, tới phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Sự thay đổi này bắt nguồn từ mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Đọc thêm
Hướng dẫn ứng tuyển