Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

Tìm hiểu về mô hình nông nghiệp thông minh ở Việt Nam

Nông nghiệp thông minh đang mở ra những triển vọng, tương lai mới cho ngành nông nghiệp bền vững và hiệu quả tại Việt Nam. Là một xu hướng toàn cầu, nông nghiệp thông minh đã đánh dấu bước tiến lớn trong cách vận hành sản xuất và tiêu thụ thực phẩm nông nghiệp. Nhờ ứng dụng công nghệ trong ngành, năng suất và chất lượng sản phẩm gia tăng mạnh mẽ, góp phần bảo vệ môi trường.

Cùng tìm hiểu về một số mô hình nông nghiệp thông minh ở Việt Nam cùng Gimasys trong bài viết dưới đây. Các thông tin về công nghệ chuyển giao, tính ứng dụng hay cơ hội, thách thức của mô hình hiện đại sẽ được đề cập chi tiết trong bài. Qua đó, mô tả cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về giải pháp chuyển đổi số gắn với mô hình nông nghiệp thông minh tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

Khám phá mô hình nông nghiệp thông minh ở Việt Nam
Khám phá mô hình nông nghiệp thông minh ở Việt Nam

Nông nghiệp thông minh là gì?

Nông nghiệp thông minh là một thuật ngữ khá mới và chưa được nhiều người biết đến. Nói tới nông nghiệp thông minh, người ta đề cập đến việc sử dụng các công nghệ tiên tiến như Internet of Things (IoT), cảm biến, hệ thống định vị, robot hay trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động quản lý và sản xuất nông nghiệp.

Bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, người nông dân có thể tối ưu hóa quá trình canh tác, gia tăng năng suất, cải thiện chất lượng và khối lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, trước bối cảnh biến đổi khí hậu và tăng dân số, nông nghiệp thông minh không chỉ là một lựa chọn mà còn là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững.

Như vậy, mục tiêu cuối cùng của nông nghiệp thông minh là xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững. Trong đó, chính sự kết hợp của các yếu tố biến đổi khí hậu, gia tăng dân số và sự phát triển của công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp thông minh ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

>> Xem thêm: Khám phá thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

Điểm danh 5 công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp thông minh

Hiện nay, có 5 công nghệ then chốt được ứng dụng trong các mô hình nông nghiệp thông minh ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Hãy cùng Gimasys khám phá cách ngành nông nghiệp tận dụng các công nghệ mới này trong hoạt động quản lý và sản xuất nhé!

Ứng dụng Internet of Things (IoT) 

Việc ứng dụng IoT trong nông nghiệp đã mở ra nhiều cơ hội mới để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Bằng cách kết nối các thiết bị cảm biến và hệ thống điều khiển tự động, người nông dân có thể tối ưu hóa quá trình canh tác, giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu và cải thiện khí hậu trong nhà kính. Các yếu tố thuộc môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, pH… được theo dõi thường xuyên, dễ dàng điều chỉnh để tối ưu hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. 

Sự kết hợp giữa công nghệ Internet of Things (IoT) và mã vạch kép đã góp phần tạo nên một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp chặt chẽ, từ khâu đầu vào, chế biến đến khi phân phối tới tay người tiêu dùng. 

Nhờ đó, quá trình sản xuất nông sản được theo dõi, kiểm soát một cách chi tiết, đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Điều này góp phần phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.

Công nghệ vật liệu mới

Tại các mô hình nông nghiệp thông minh ở Việt Nam, một cuộc cách mạng về công nghệ vật liệu mới đã diễn ra. Thay vì sử dụng loại vật liệu truyền thống dễ hư hỏng và gây ô nhiễm môi trường, nông nghiệp ngày càng hướng tới việc sử dụng các vật liệu có giá trị bền vững. Giải pháp này giúp giảm thiểu chi phí phát sinh không đáng có, tập trung vào chất lượng, hiệu quả sản xuất và khả năng tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường.

Cụ thể, khung nhựa polymer siêu bền đã và đang thay thế hoàn toàn khung thép nặng nề, vừa giảm thiểu chi phí vận chuyển, vừa gia tăng tính kiên cố cho các công trình. Kính mica trong suốt, với khả năng chịu lực vượt trội và độ bền cao, đã trở thành lựa chọn hàng đầu để thay thế kính thủy tinh dễ vỡ. Hệ thống tưới phun sương bằng nhựa cao cấp không chỉ đảm bảo vệ sinh mà còn tiết kiệm nước và phân bón, thay thế cho vòi nước bằng đồng hay thép dễ han gỉ.

Để tối ưu hóa quá trình sinh trưởng và phát triển cho cây trồng, đèn LED đã trở thành giải pháp chiếu sáng ưu việt trong các nhà kính hiện đại, giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể so với các loại đèn truyền thống. Bên cạnh đó, việc sử dụng giá thể trồng trọt tơi xốp, nhẹ và giàu dinh dưỡng đã tạo ra một môi trường sống lý tưởng cho cây trồng, giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh và sâu hại.

Công nghệ thủy canh và khí canh cũng có mặt trong nhóm công nghệ vật liệu mới. Bằng cách nuôi trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng hoặc môi trường không khí, người nông dân có thể kiểm soát chặt chẽ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đồng thời tiết kiệm diện tích đất canh tác.

Ngoài ra, nhiều trang trại trồng trọt tích hợp các tấm pin năng lượng mặt trời để tự chủ về nguồn điện, giảm thiểu chi phí vận hành và góp phần bảo vệ môi trường.

Ứng dụng robot và tự động hóa

Ngày nay, tự động hóa quy trình sản xuất nông nghiệp ngày trở nên phổ biến, góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lao động hoặc chi phí nhân công cao. Trong nông nghiệp, robot và máy móc tự động đã giảm thiểu sức lao động con người trong nhiều khâu, từ chăm sóc cây trồng, vật nuôi tới thu hoạch, chế biến.

Ứng dụng robot và tự động hóa trong nông nghiệp
Ứng dụng robot và tự động hóa trong nông nghiệp

Công nghệ không người lái, gồm máy bay không người lái hay vệ tin, cũng được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Các thiết bị này giúp thu thập dữ liệu chi tiết về tình hình đất đai, cây trồng, vật nuôi, từ đó hỗ trợ nông dân đưa ra quyết định chính xác trong hoạt động quản lý sản xuất, như theo dõi thời gian bón phân, phun thuốc, dự báo sâu bệnh.

Trong chăn nuôi, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa, việc ứng dụng robot đã và đang trở thành xu hướng toàn cầu. Theo dự báo của Liên minh châu Âu, đến năm 2025, khoảng 50% tổng đàn gia súc ở châu Âu sẽ được vắt sữa bằng robot. Đây cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành sản xuất sữa tại Việt Nam phải thích ứng và cập nhật công nghệ mới, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Công nghệ sinh học

Việc ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại vào nông nghiệp đang ngày càng phổ biến. Các giống cây trồng, vật nuôi được tạo ra bằng các kỹ thuật như nuôi cấy mô, chỉnh sửa gen đã mang lại hiệu quả cao trong sản xuất. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng có nguồn gốc tự nhiên, phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học và các chế phẩm sinh học kết hợp công nghệ nano cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường. 

Ví dụ, việc sử dụng phân bón nano cho cây thanh long, cây hoa cúc khi ra hoa có thể thay thế các phương pháp truyền thống như chiếu sáng cho cây, từ đó giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI

Trí tuệ nhân tạo AI đang tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong nông nghiệp. Nhờ khả năng thu thập, xử lý lượng lớn dữ liệu và kết nối vạn vật, AI cung cấp những giải pháp thông minh cho hoạt động quản lý sản xuất theo hướng hữu cơ, từ khâu trồng trọt đến bàn ăn. Sự kết hợp Generative AI và Predict AI cũng góp phần đáng kể trong quá trình phân tích, dự báo xu hướng dựa trên dữ liệu được cung cấp.

Một trong những ứng dụng nổi bật của AI trong nông nghiệp là việc sử dụng máy bay không người lái. Công nghệ này không chỉ giúp tăng tốc độ phun thuốc bảo vệ thực vật lên gấp 5 lần so với phương pháp truyền thống mà còn giảm thiểu chi phí lao động trong quá trình gieo trồng. Nhờ đó, nông dân có thể tối ưu hóa quá trình sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Công nghệ AI ứng dụng trong mô hình nông nghiệp thông minh
Công nghệ AI ứng dụng trong mô hình nông nghiệp thông minh

Các quốc gia phát triển trên thế giới cũng ứng dụng AI vào toàn bộ quy trình sản xuất, từ canh tác, thu hoạch, bảo quản đến chế biến, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Để đạt được thành tựu này, ngành nông nghiệp Việt cần không ngừng học hỏi, kế thừa thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại và nâng cao nhận thức của người dân về AI.

Với sự kế thừa và phát huy công nghệ kỹ thuật tiên tiến, trong đó có trí tuệ nhân tạo AI, giải pháp One Gimasys giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình sản xuất, quản lý, cắt giảm các thao tác thủ công và gia tăng độ chính xác cho các hoạt động vận hành, kinh doanh. Bên cạnh đó, công nghệ giúp người nông dân dễ dàng lên kế hoạch, theo dõi tiến độ sản xuất và dự báo xu hướng dựa trên dữ liệu có sẵn.

>> Tìm hiểu thêm về giải pháp toàn diện One Gimasys TẠI ĐÂY!

Ứng dụng của mô hình nông nghiệp thông minh

Quản lý nông trại thông minh

Mô hình nông trại thông minh đã mang đến một cuộc cách mạng trong ngành nông nghiệp, đánh dấu bước chuyển mình từ phương thức sản xuất thủ công sang tự động hóa. Bằng việc tích hợp các hệ thống IoT, cảm biến và robot, các hoạt động sản xuất nông nghiệp được giám sát và điều khiển một cách chính xác, có trật tự và hiệu quả.

Công nghệ này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình trồng trọt, từ khâu gieo hạt đến thu hoạch, mà còn mang đến những giải pháp đột phá trong lĩnh vực chăn nuôi. Việc theo dõi sức khỏe động vật, từ việc đo nhiệt độ cơ thể đến phân tích chất lượng thức ăn, giúp ngăn ngừa dịch bệnh, nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, quá trình quản lý nông trại trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn bao giờ hết, giảm thiểu sự phụ thuộc vào yếu tố con người và tối ưu hóa nguồn lực. Điều này không chỉ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra một môi trường làm việc hiện đại, thu hút người lao động.

Sản xuất cây trồng thông minh

Trong nông nghiệp thông minh, công nghệ IoT và cảm biến đóng vai trò trung tâm trong việc quản lý môi trường trồng trọt. Các hệ thống tự động hóa kết hợp với mạng lưới cảm biến giúp giám sát và điều chỉnh chính xác các yếu tố môi trường như độ ẩm đất, nhiệt độ, độ ẩm không khí và ánh sáng. 

Dựa vào các yếu tố này, người nông dân có thể thu thập dữ liệu chi tiết, từ đó đưa ra những quyết định canh tác tối ưu, góp phần tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ này còn giúp tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Chăn nuôi và chế biến thông minh

Mô hình nông nghiệp thông minh đã thay đổi cục diện lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thực phẩm tại Việt Nam. Nhờ việc ứng dụng công nghệ IoT và cảm biến, việc quản lý đàn vật nuôi trở nên chính xác và hiệu quả.Từ việc theo dõi sức khỏe động vật, kiểm soát môi trường chuồng trại đến quản lý dinh dưỡng, mọi hoạt động đều được giám sát và điều khiển tự động.

Trong quá trình chế biến, công nghệ IoT cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Với sự hỗ trợ của công nghệ, ngành chăn nuôi và chế biến không chỉ nâng cao năng suất mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe động vật và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ứng dụng mô hình chăn nuôi và chế biến thông minh
Ứng dụng mô hình chăn nuôi và chế biến thông minh

Quản lý nguồn nước và môi trường

Ngoài các giá trị mà mô hình nông nghiệp thông minh mang lại cho cây trồng và vật nuôi, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của giải pháp trong việc bảo vệ môi trường. Với sự hỗ trợ của công nghệ, tình trạng lãng phí và ô nhiễm nguồn nước được cải thiện, đồng thời quá trình quản lý nguồn nước cũng trở nên hiệu quả hơn.

Các hệ thống này còn giúp giám sát chất lượng không khí, đất và nước, góp phần xây dựng và cân bằng một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. Điều này góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra một môi trường sống lành mạnh cho mọi sinh vật.

Tìm hiểu về mô hình nông nghiệp thông minh ở Việt Nam

Việt Nam đang từng bước chuyển đổi sang nền nông nghiệp hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình nông nghiệp thông minh. Các ứng dụng công nghệ như IoT, thủy canh, nhà kính thông minh, drone, GIS và blockchain đang được tích cực triển khai, tạo ra những mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững. 

Tại Việt Nam, các nhà quản lý nông nghiệp đã triển khai một số mô hình công nghệ nổi bật, có thể kể tới như:

  • Mô hình nông trại thông minh sử dụng IoT (Internet of Thing): Áp dụng công nghệ IoT để kết nối các thiết bị, cảm biến, thu thập và phân tích dữ liệu về đất, nước, khí hậu, sức khỏe cây trồng, vật nuôi.
  • Mô hình nông nghiệp tích hợp nền tảng công nghệ One Gimasys: Điều chỉnh và tích hợp từ nhiều giải pháp công nghệ hàng đầu thế giới như Salesforce, Google, Oracle… One Gimasys cung cấp một hệ sinh thái toàn diện giúp thu thập và xử lý dữ liệu, hỗ trợ nông dân theo dõi và chăm sóc cây trồng, vật nuôi hiệu quả, đồng thời đưa ra phán đoán, phân tích quan trọng về xu hướng ngành dựa trên báo cáo chi tiết về tình hình hiện tại.
  • Hệ thống canh tác thủy canh: Cây trồng được nuôi dưỡng trong dung dịch dinh dưỡng thay vì đất. Hệ thống được điều khiển tự động, đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng và oxy cho cây.
  • Dự án trang trại nhà kính thông minh, nâng cao giá trị canh tác: Sử dụng công nghệ hiện đại để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2… tạo môi trường sinh trưởng lý tưởng cho cây trồng.
  • Mô hình sản xuất lúa sử dụng drone và GIS: Sử dụng drone để phun thuốc, bón phân, khảo sát đồng ruộng, kết hợp với hệ thống GIS để quản lý dữ liệu.
  • Hệ thống chăn nuôi thông minh: Áp dụng công nghệ IoT để giám sát sức khỏe vật nuôi, điều khiển nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng trại, tự động cấp thức ăn và nước uống.
  • Mô hình nông nghiệp nuôi tôm công nghệ cao: Sử dụng hệ thống lọc nước hiện đại, kiểm soát môi trường nuôi, áp dụng công nghệ vi sinh để xử lý nước thải.
  • Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ Blockchain truy xuất nguồn gốc: Sử dụng công nghệ Blockchain để ghi lại toàn bộ quá trình sản xuất, từ khâu gieo trồng đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Tham khảo mô hình nông nghiệp thông minh trên thế giới

Nhiều thành phố trên thế giới tiên phong trên hành trình chuyển đổi nông nghiệp truyền thống sang mô hình nông nghiệp thông minh. Các phương pháp như nông nghiệp theo chiều dọc, nhà kính công nghệ cao và nông nghiệp mở dựa trên Internet vạn vật (IoT) đang được ứng dụng rộng rãi. Một số mô hình nông nghiệp thông minh tiêu biểu có thể kể tới:

  • Hệ thống máy móc hiện đại, lớn hoặc siêu lớn cho nông trường quy mô “khổng lồ”.
  • Canh tác nhà kính kiểm soát điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến cây trồng, tạo môi trường sinh trưởng lý tưởng cho cây trồng, từ đó đảm bảo chất lượng và năng suất ổn định.
  • Công nghệ đèn LED cung cấp nguồn quang phổ tối ưu, kích thích quá trình quang hợp và tăng trưởng của cây trồng.
  • Tế bào quang điện (còn được coi như mặt trời nhân tạo) giúp cung cấp năng lượng sạch, bền vững cho các hệ thống nông nghiệp công nghệ cao.
  • Giải pháp giám sát từ xa bằng UAV và vệ tinh hỗ trợ gửi tín hiệu, cung cấp dữ liệu chính xác cho hoạt động giám sát, dự đoán quá trình sản xuất nông nghiệp.
  • Robot tự động hóa hỗ trợ quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí lao động và tăng năng suất.
  • Công nghệ tài chính định hình mô hình quản lý chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trong việc quản lý tài chính và quảng bá sản phẩm ra thị trường.

Với sự hỗ trợ từ các nền tảng công nghệ hiện đại như GPS, hệ thống tưới tự động và phần mềm quản lý dữ liệu, thế giới đang từng bước xây dựng nên những hệ thống sản xuất nông sản bền vững và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Nông nghiệp thông minh: Tương lai của ngành nông nghiệp Việt

Trước áp lực của biến đổi khí hậu, dân số tăng và hội nhập kinh tế, nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, đó chính là diện tích đất canh tác hạn hẹp, chất lượng đất giảm sút, cùng với yêu cầu ngày càng khắt khe về nông sản sạch và an toàn thực phẩm.

Trước bối cảnh đó, nông nghiệp thông minh ra đời và được xem là giải pháp tối ưu, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường và thích nghi với biến đổi khí hậu.

Dưới góc độ người sản xuất

Ứng dụng mô hình nông nghiệp thông minh ở Việt Nam, người nông dân có thể tối ưu chi phí song song với việc gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời giải pháp này giúp duy trì tính bền vững và hiệu quả của ngành. 

Việc tự động hóa quy trình thủ công cũng giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho người nông dân với các thiết bị thông minh, được lập trình sẵn và có thể được kích hoạt cùng lúc, thực hiện dịch vụ tự động. Điều này bổ trợ cho người sản xuất có thêm nhiều thời gian tập trung vào các nhiệm vụ phức tạp và đòi hỏi tính chuyên môn cao. 

Chẳng hạn, nhờ sự can thiệp của máy móc, công nghệ thông minh trong theo dõi sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, người nông dân  dễ dàng kiểm soát rủi ro, yếu tố bất thường với các dữ liệu cập nhật theo thời gian thực. Từ đó có thể loại bỏ nguy cơ mất mùa, sụt giảm năng suất so với phương pháp truyền thống.

Bên cạnh đó, nông nghiệp thông minh giúp nông dân chủ động kiểm soát các hoạt động trong sản xuất và đưa ra quyết định chính xác hơn. Với sự kết hợp của các yếu tố kỹ thuật, họ sẽ giảm lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu và đáp ứng nhu cầu của thị trường về chất lượng nông sản một cách tối ưu nhất. 

Dưới góc độ người tiêu dùng 

Nông nghiệp thông minh mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng cao và có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Nhờ việc ứng dụng công nghệ, nông dân có thể theo dõi quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm không chứa chất độc hại và đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Bên cạnh các yếu tố liên quan tới vệ sinh an toàn thực phẩm, công nghệ giúp tối ưu điều kiện sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Chính vì vậy, sản phẩm đem tới tay người tiêu dùng được đảm bảo đồng đều về chất lượng, giữ hương vị thơm ngon và hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao. Yếu tố này góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Một số giải pháp công nghệ hiện đại còn giúp người tiêu dùng truy cập thông tin và đặt hàng nông sản nhanh chóng, tiện lợi thông qua ứng dụng di động, website của bên cung cấp. Bước tiến này giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và hỗ trợ họ đưa ra quyết định mua hàng thông minh hơn.

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp
Khám phá thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là quá trình ứng dụng các giải pháp, nền tảng công nghệ số hiện đại vào chuỗi các hoạt động sản xuất nông nghiệp: từ sản xuất, chế biến, tới phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Sự thay đổi này bắt nguồn từ mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Đọc thêm
Hướng dẫn ứng tuyển