Thông qua hệ thống đám mây của Salesforce – Manufacturing Cloud, bạn có thể thu thập dữ liệu từ các ERP rời rạc, sau đó sắp xếp để cung cấp một nguồn dữ liệu duy nhất (SSOT) và đưa vào hoạt động.
- Thời gian đọc: 05 phút
- Bài viết dành cho: Các cấp lãnh đạo và quản lý
Mọi nhà sản xuất đều hiểu rằng dự báo nhu cầu là một phần tất yếu để đạt được thành công trong hoạt động sản xuất. Khả năng dự đoán chính xác doanh số bán hàng trong tương lai cho phép bạn đặt các mục tiêu phù hợp cho quá trình thu mua và sản xuất. Một khi ước tính quá mức, bạn sẽ phải cố giải thích cho ban giám đốc lý do tại sao các kệ ứ đọng đầy hàng tồn kho lỗi thời mà không thể tiêu thụ. Ngược lại, nếu ước tính dưới mức, bạn sẽ phải cố gắng hòa giải với những khách hàng mà bạn không thể cung cấp được thứ họ cần đủ nhanh hoặc cố gắng sắp xếp lịch trình và thay đổi thứ tự ưu tiên vào phút chót, điều này sẽ khiến những khách hàng khác cảm thấy không được tôn trọng.
Vấn đề nằm ở việc phương pháp dự báo dựa trên hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) truyền thống không đủ tốt. Chúng thường lệ thuộc vào dữ liệu cố định từ quá khứ để dự đoán một tương lai nơi các biến số luôn thay đổi. Tuy nhiên, các công nghệ mới đang dần thay đổi cuộc chơi. Chúng cho phép các nhà sản xuất hiểu được các nhu cầu tương lai rõ hơn bao giờ hết. Điều này đồng nghĩa với việc mở ra cách đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Những điều mà dự báo nhu cầu có thể và không thể thực hiện
Dự báo bắt đầu với các ERP. Giám đốc điều hành dựa vào ERP để đưa ra các quyết định quan trọng về phân bổ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu. Các hệ thống này là một kho lưu trữ thông tin về quá trình sản xuất và vận chuyển, số liệu chuỗi cung ứng, báo cáo tài chính và các hợp đồng đã ký kết cũng như dữ liệu về lực lượng lao động và máy móc. Bạn không thể làm việc nếu không có các thông số này. Nhưng đôi khi thật khó để có thể làm việc với chúng.
Trong một thiết lập ERP điển hình, ERP được nhập vào phần mềm hoạch định nhu cầu của bạn, phần mềm này sẽ phân tích các xu hướng lịch sử và các mẫu theo mùa để đưa ra dự báo. Nhưng dự báo đó chỉ có hiệu quả tương đương với chất lượng dữ liệu được nhập vào.
Dữ liệu trong đó rất phức tạp – và các hệ thống có nhiều khác biệt về khả năng kết nối và chia sẻ thông tin. Nhiều nhà sản xuất có một vài, hoặc thậm chí hàng chục ERP, được sử dụng trong nhiều năm khi doanh nghiệp mở rộng, nâng cấp hoặc thực hiện thương vụ mua lại. Các hệ thống cũ có thể không tích hợp với các hệ thống mới hơn. Một số hệ thống không cung cấp dữ liệu đầy đủ cho thiết bị di động. Các hệ thống khác đã lỗi thời đến mức nhà cung cấp không còn hỗ trợ, khiến bộ phận IT gặp khó khăn hoặc không thể khắc phục sự cố.
Trong một thiết lập ERP điển hình, ERP được nhập vào phần mềm hoạch định nhu cầu của bạn, phần mềm này sẽ phân tích các xu hướng lịch sử và các mẫu theo mùa để đưa ra dự báo. Nhưng dự báo đó chỉ có chất lượng tương đương với dữ liệu được nhập vào. Và với các hệ thống khác nhau tạo ra dữ liệu có chất lượng và tính toàn diện khác nhau, việc duy trì độ chính xác có thể là một thách thức. 80% doanh nghiệp ngành sản xuất cho biết dữ liệu không thể truy cập, các công cụ lỗi thời và các nhóm bị hạn chế đã cản trở quá trình dự báo của họ.
Không có ERP nào là hoàn hảo. Ở một mức độ nào đó, những xáo trộn trong đời sống sẽ luôn cản trở việc dự báo dựa trên các nhu cầu trong quá khứ.
Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề duy nhất với ERP. Cần có các thông tin thu thập qua nhiều tháng và nhiều năm để phát hiện xu hướng. Nhưng nhu cầu lại là một mục tiêu đầy tính biến đổi. Bạn có thể đã bán được 100.000 vật dụng vào thời điểm này năm ngoái và 4 năm trước đó. Tuy vậy, thị hiếu và thị trường có thể thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, dữ liệu lịch sử không phải lúc nào cũng hiệu quả, đặc biệt là khi các điều kiện thay đổi đột ngột, như những gì đã xảy ra trong đại dịch.
Hơn bao giờ hết, các nhà sản xuất đang kỳ vọng một giải pháp tốt hơn. Nhưng thực sự thì, không có ERP nào là hoàn hảo. Ở một mức độ nào đó, những xáo trộn trong đời sống sẽ luôn cản trở việc dự báo dựa trên các nhu cầu trong quá khứ.
Dễ hiểu khi nhiều nhà sản xuất cho biết họ cần các phương pháp tiếp cận và các công cụ mới để thực hiện dự báo chính xác. Hơn ba phần tư đồng ý rằng “dự báo truyền thống đã hết thời”.
Thách thức trong việc nhận thông tin phù hợp vào đúng thời điểm
Để bổ sung dữ liệu ERP của họ, các giám đốc điều hành tổ chức các cuộc họp cấp cao và thường xuyên với các trưởng phòng sản xuất và kinh doanh, những người có nhiều thông tin hiện hành về cung và cầu. Nhưng rất nhiều yếu tố có thể cản trở việc thu thập và sử dụng kiến thức này.
Các trưởng phòng kinh doanh thường đánh giá vượt mức nhu cầu để đảm bảo có đủ sản phẩm nếu những dự đoán lạc quan nhất của họ trở thành hiện thực. Nếu những dự đoán đó thất bại, hàng tồn kho sẽ chồng chất, chi phí sẽ gia tăng.
Các thông tin khác do trưởng phòng kinh doanh cung cấp thì lại thiếu chi tiết. Nhóm kinh doanh dành rất nhiều thời gian để lắng nghe khách hàng và tìm hiểu lý do tại sao những khách hàng đó muốn mua các sản phẩm, cách thức và thời điểm họ dự định sử dụng chúng cũng như khả năng mở rộng hay đóng cửa ngành nghề kinh doanh. Và tất cả những thông tin chi tiết mang tính truyền tai nhau này sẽ được lượng hóa thành các ước tính “tiền tươi thóc thật” về giá trị đơn hàng sắp tới trong ghi chú bán hàng. Nhưng những ghi chú đó thường không được chính thức hóa và chia sẻ với các trưởng phòng để báo cáo tại các cuộc họp điều hành. Vì vậy, mô hình thu nhỏ toàn cầu của các chỉ số nhu cầu này không được các hệ thống dự báo tính toán.
Lợi ích của công nghệ đám mây – Manufacturing Cloud
Điểm nhấn của công nghệ đám mây là khả năng kết nối các hệ thống và tập dữ liệu khác nhau để cho phép các công ty hiểu rõ và thu lợi nhuận từ chúng.
Sử dụng hệ thống đám mây, bạn có thể thu thập dữ liệu từ tất cả các hệ thống ERP rời rạc của mình, sắp xếp nó để cung cấp một nguồn dữ liệu duy nhất và đưa nó vào hoạt động. Bạn sẽ có thể ngay lập tức nhận được mức nhu cầu tổng thể hoặc phân tách theo thời gian, đơn vị kinh doanh, khu vực hoặc hàng chục biến số khác. Hệ thống sẽ trình bày tất cả thông tin này dưới dạng đồ họa dễ hiểu. Nó cũng sẽ cho phép bạn kết hợp thông tin nhu cầu mới nhất và chi tiết nhất từ các ghi chú bán hàng. Điều đó có thể tiết lộ các xu hướng trước đây đã bị bỏ lỡ để bổ sung một khía cạnh hoàn toàn mới cho dự báo của bạn.
77% các nhà sản xuất chuyển sang sử dụng công nghệ đám mây hiện đã tự động hóa phần lớn hoặc toàn bộ quy trình dự báo của họ.
Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất thực hiện nhiều động thái chuyển đổi kế hoạch bán hàng và hoạt động sản xuất sang nền tảng đám mây. Trên thực tế, vào năm 2023, gần một nửa số phần mềm sản xuất sẽ dựa trên nền tảng đám mây. 77% các nhà sản xuất chuyển sang sử dụng công nghệ đám mây hiện đã tự động hóa phần lớn hoặc toàn bộ quy trình dự báo của họ, cho phép họ nhanh chóng điều chỉnh các dự đoán nhu cầu để phản ánh những thay đổi của thị trường.
Nói tóm lại, khả năng mở rộng, bảo mật, cộng tác và tự động hóa của Manufacturing Cloud tạo ra hiệu quả hoạt động lớn hơn, từ đó cho phép các nhà sản xuất điều chỉnh các sản phẩm, đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của khách hàng và cải thiện dự báo.
Đọc thêm: Salesforce Manufacturing Cloud: Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) trong thời đại công nghiệp 4.0
Liên hệ với Gimasys – đối tác Vàng và Cloud Reseller hàng đầu của Salesforce tại Việt Nam theo form bên dưới để được tư vấn về triển khai Salesforce trong doanh nghiệp.