Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

Gimasys đồng hành cùng NIC tổ chức thành công hội thảo “Xu hướng Digital Marketing dựa trên Big Data: Cơ hội cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo”

Ngày 10/8 vừa qua, Gimasys đồng hành cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với Gmartek tổ chức thành công Hội thảo “Xu hướng Digital Marketing dựa trên Big Data: Cơ hội cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo”. Sự kiện với hai hình thức tham dự là offline và online đã quy tụ hơn 200 khách tham dự là doanh nghiệp các quy mô trên khắp cả nước quan tâm, theo dõi và đặt câu hỏi. 

Mở đầu hội thảo, Ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc NIC, cho biết hiện nay cuộc cách mạng 4.0, xu hướng đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và Việt Nam không đứng ngoài cuộc. Đặc biệt, hiện nay internet đã phủ đến 70% dân số Việt Nam, thiết bị điện tử đã và đang trở nên rất phổ biến. Với tốc độ bùng nổ của internet với sự phổ biến của các thiết bị thông minh, người tiêu dùng trong nước có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin và sử dụng kênh mua sắm theo phương thức trực tuyến. Vì vậy, phương pháp marketing truyền thống không còn là sự lựa chọn hiệu quả nhất cho hoạt động marketing của các doanh nghiệp. Thay vào đó, digital marketing sẽ trở thành phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả. Một trong các yếu tố quan trọng để ứng dụng digital marketing thành công là đầu tư vào khai thác và phân tích dữ liệu – “mỏ vàng” của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. 

Ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc NIC, phát biểu mở đầu chương trình

Hội thảo có sự tham gia của PGS. TS. Hồ Đắc Nguyên Ngã, đến từ Đại học San Francisco, Hoa Kỳ, đồng thời là nhà sáng lập của Gmartek. TS. Ngã cho rằng để làm marketing hiệu quả và chính xác, doanh nghiệp cần phân tích dữ liệu, và nếu tận dụng được dữ liệu với sự phân tích tốt, doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả quảng cáo, marketing lên khoảng 30%.

PGS. TS. Hồ Đắc Nguyên Ngã, đến từ Đại học San Francisco, Hoa Kỳ chia sẻ trong chương trình

Tiếp nối chương trình, Ông Tạ Quang Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu marketing từ công ty Gimasys, cho rằng doanh nghiệp đang gặp nhiều thách thức khi làm marketing. Khách hàng thế hệ millennial là nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ X và thế hệ Z –  và thế hệ Z ngày càng khó tiếp cận, nắm bắt. Trong khi đó, đây lại chính là lực lượng tiêu dùng lớn của nền kinh tế. Thế hệ Z hiện nay ít khi nghe điện thoại, ít sử dụng SMS, mà thường giao tiếp qua các kênh khác như Zalo, các nền tảng mạng xã hội Facebook, Instagram, … Có thể thấy, hành vi tiêu dùng của thế hệ này đã có nhiều thay đổi, và nếu doanh nghiệp không nắm bắt kịp sẽ không tiếp cận được đối tượng khách hàng này. 

Ông Tuyến cũng đề cập thêm về việc khách hàng hiện nay đang bị lạc vào “ma trận thông tin” và không biết phải chú ý vào đâu vì quá nhiều quảng cáo Đặc biệt, doanh nghiệp mặc dù trong thời đại số nhưng dữ liệu thu thập lại chưa được sử dụng lại một cách bài bản. Dữ liệu đến từ nhiều kênh và lưu giữ ở nhiều nơi. Bài toán đặt ra là làm thế nào tối ưu hóa được “mỏ vàng” này. 

Ông Tạ Quang Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu marketing từ công ty Gimasys chia sẻ về các thách thức của doanh nghiệp khi làm marketing trong thời đại số

Là một diễn giả trong hội thảo, Ông Lại Tuấn Cường, Trưởng ban Chuyển đổi số của CSMO Việt Nam, đồng thời là nhà sáng lập Repu Digital cho rằng: “Dễ nhất là có tiền để chạy quảng cáo, nhưng khó nhất là làm nội dung”. Theo ông Cường, vấn đề rất quan trọng doanh nghiệp cần lưu ý khi làm digital marketing chính là nội dung. Nội dung là cái mà máy móc hay các công nghệ như AI chưa làm được. Để có được nội dung sáng tạo thì đội ngũ digital marketing phải hiểu “nỗi đau” của khách hàng, am hiểu lý thuyết marketing, nghiên cứu thị trường, sản phẩm, chứ không chỉ đơn thuần “bỏ tiền chạy quảng cáo”.

Ông Lại Tuấn Cường, Trưởng ban Chuyển đổi số của CSMO Việt Nam cho rằng: “Dễ nhất là có tiền để chạy quảng cáo, nhưng khó nhất là làm nội dung”

Trong hội thảo có sự chia sẻ vô cùng hấp dẫn về chủ đề growth hack và case study thực tế của bà Đỗ Ngọc Trà My, Giám đốc Phân tích thị trường và Chiến lược Vận hành từ Grab Việt Nam. Theo bà My, growth hack chính là sự kết hợp của sáng tạo (creative), phân tích dữ liệu (data analysis) và automation (tự động hoá). Growth hack sẽ giúp doanh nghiệp liên tục tăng trưởng. Bà My cũng chia sẻ về case study của Grab, khi nói về việc đi sau song vẫn đổi mới sáng tạo và thu hút được người tiêu dùng, dịch vụ gọi xe Grab không hoàn toàn là một giải pháp đổi mới sáng tạo, vì trước Grab đã có Uber. Tuy nhiên, cái đổi mới sáng tạo chính là cách triển khai. Khi Grab xuất hiện tại Việt Nam đã phải cạnh tranh với Uber. Uber đi trước Grab và đã ra mắt ở Mỹ, song Grab đã đẩy mạnh định hướng địa phương, từ cách tiếp cận khách hàng, đối tác tài xế đến các chương trình quảng cáo. “Đổi mới sáng tạo không hoàn toàn nằm ở sản phẩm, công nghệ mà là ở cách triển khai, ở nguồn lực, ở ý tưởng thực hiện sản phẩm”, đại diện Grab Việt Nam cho biết.

Bà Đỗ Ngọc Trà My, Giám đốc Phân tích thị trường và Chiến lược Vận hành từ Grab Việt Nam chia sẻ về growth hack và case study

Một số hình ảnh trong chương trình: 

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hướng dẫn ứng tuyển