Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

Thực trạng chuyển đổi số ngành chăm sóc sức khỏe (Healthcare) tại Việt Nam

Chuyển đổi số ngành chăm sóc sức khoẻ hiện đang là xu hướng toàn cầu và vô cùng được chú trọng tại Việt Nam. Công cuộc chuyển đổi số ngành Healthcare mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho các quốc gia giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng hiệu quả và đồng bộ hoá các thông tin y tế,…Hiện nay, chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc này từ các bệnh viện cấp trung ương đến các đơn vị bệnh viện tư, viện thẩm mỹ. Thực tế cũng cho thấy, nhu cầu ứng dụng công nghệ trong việc quản lý và chuyên môn y tế là vô cùng cần thiết. Cùng tìm hiểu thực trạng cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình chuyển đổi số ngành Healthcare, được tổng hợp từ Việt Nam và nhiều nơi trên Thế Giới qua bài viết dưới đây.

Tổng quan ngành healthcare tại Việt Nam

Việt Nam là đất nước mới chính thức độc lập và xây dựng phục hồi kinh tế được gần 50 năm. Từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, Việt Nam đã chuyển đổi thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp (GDP bình quân đầu người là 3694,02 USD – 2021). Với đà tăng trưởng đó, các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cũng được người dân Việt Nam đề cao hơn. 

Theo AmCham Việt Nam, chi phí chăm sóc sức khoẻ bình quân trên đầu người của Việt Nam dự kiến sẽ tăng thêm 9,2%/năm trong giai đoạn 2009-2025. Cùng với đó, tỷ lệ sinh giảm, dân số già của Việt Nam cũng có nhu cầu cao hơn với các dịch vụ và sản phẩm chăm sóc sức khỏe. 

Các bệnh viện tại Việt Nam, bao gồm cả các bệnh viện công và tư đang tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất, mở các khoa để điều trị chuyên khoa. Các bệnh viện công hiện vẫn đang chiếm ưu thế trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ và chiếm 86% tổng số bệnh viện tại Việt Nam. 

Mặc dù có nhiều điểm thuận lợi, nhưng ngành y tế, chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức: 

  • Hầu hết các bệnh viện đã lỗi thời và gặp nhiều tình trạng quá tải. Các bệnh viện ở Hà Nội và TP.HCM tiếp nhận tới 60% bệnh nhân cả nước và hoạt động 200% công suất.
  • Trang thiết bị cũ và cần thay thế, thậm chí nhiều bệnh viện còn thiếu các trang thiết bị cho khoa phẫu thuật và hồi sức cấp cứu. 
  • Các bệnh viện công bị phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Tổng ngân sách cho ngành y tế đã tăng nhưng vẫn còn nhiều eo hẹp so với nhu cầu.
  • Các bệnh viện tư chưa thực sự có nhiều sự “tin tưởng” từ người dân. Người dân có xu hướng lựa chọn đến các bệnh viện tuyến trung ương khi phát sinh nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh.
  • Tình trạng thiếu nhân viên y tế có trình độ là phổ biến ở nhiều bệnh viện.
  • Quy trình vận hành và quản lý còn nhiều thủ công, gây mất thời gian, chi phí và tình trạng chờ đợi lâu tại các bệnh viện. Bệnh nhân chưa thực sự có một trải nghiệm khám chữa bệnh tốt nhất.

Các thực trạng này đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các bệnh viện, trung tâm sức khỏe, y tế,…diễn ra một cách mạnh mẽ. 

Thực trạng chuyển đổi số ngành chăm sóc sức khỏe tại VN

Phát triển hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe hiện đại là một trong những ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam. Chi tiêu cho lĩnh vực này dự kiến tăng từ 15,6 tỷ USD đến 42,8 tỷ USD trong 10 năm (2018-2028). 

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều lợi thế trong việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật số trong ngành y tế, chăm sóc sức khỏe (Healthcare). Bên cạnh những yếu tố đã nêu ở trên, người Việt bỏ ra trung bình 7 tiếng/ngày để tham gia các hoạt động trực tuyến, đặc biệt là trên thiết bị di động. Bên cạnh đó, nhiều chính sách đã được đưa ra để phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin và truyền thông khiến truy cập Internet tăng vọt. Tỷ lệ thâm nhập của Internet là 73,2% (2022) – theo số liệu báo cáo Digital 2022 do We Are Social thực hiện. 

Công nghệ thông tin di động cũng đang được phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Mạng 4G phủ rộng hơn 95% hộ gia đình, và tới đây là sự phủ rộng mạnh mẽ của mạng 5G. Các cơ sở hạ tầng công nghệ dần chuyển dịch sang hướng dịch vụ trên cloud, mang tới cơ hội cho nhiều giải pháp sáng tạo với chi phí phù hợp với nhiều đơn vị chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. 

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, các bệnh viện, viện thẩm mỹ Việt Nam cũng đã gặp không ít những thách thức trong quá trình số hoá của mình. 

Bệnh nhân phải chờ đợi lâu trong bệnh viện do thiếu nguồn lực y tế và lành nghề cũng là vấn đề mà nhiều bệnh viện gặp phải. Năm 2022 ước tính Việt Nam sẽ đạt 10 bác sĩ/10.000 dân. Tỷ lệ này ở Australia là 36, Pháp là 34, Trung Quốc là 22. Ngoài ra, 65% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, đang có xu hướng chuyển lên thành thị để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, các bác sĩ gặp khó khăn trong việc tiếp cận hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.

Ngoài ra, sự tin tưởng vào sức khoẻ kỹ thuật số cũng là một trở ngại lớn. Bệnh nhân, đặc biệt là người cao tuổi, vẫn hoài nghi về tính hợp pháp của thông tin được cung cấp trên các nền tảng y tế. Ngoài ra, thông tin bí mật và quyền sở hữu thông tin y tế đang trở thành mối quan tâm. Vì dữ liệu sức khỏe thường rất nhạy cảm và mang tính cá nhân nên bệnh nhân sẽ quan tâm đến cách dữ liệu của họ được nhà cung cấp dịch vụ và/hoặc bên thứ ba thu thập, xử lý và phân tích.

Quá trình số hoá tại các bệnh viện, viện thẩm mỹ, chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam vẫn còn diễn ra nhỏ lẻ và phân mảnh. Chủ yếu quá trình này chỉ được thực hiện tại các bệnh viện tuyến trung ương hoặc các bệnh viện tư loại 1. Các khoa chẩn đoán hình ảnh, huyết học, ung bướu và ngoại khoa là những khoa đầu tiên áp dụng giải pháp số. Tuy nhiên, việc kết nối, tích hợp các hệ thống còn kém hiệu quả. Đôi khi, các bác sĩ và y tá không thể truy cập thông tin bệnh nhân được lưu trữ trong hệ thống của các khoa khác. 

Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Có 3 mục tiêu chính là các bệnh viện, cơ sở y tế, viện thẩm mỹ cần tập trung trong quá trình số hoá của mình:

  • Xây dựng hạ tầng y tế điện tử
  • Hồ sơ y tế điện tử
  • Hệ thống dịch vụ y tế một cửa trực tuyến

3 yếu tố cần cân nhắc kỹ khi chuyển đổi số ngành y tế bao gồm:

  • Chất lượng: đảm bảo hiệu quả chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh và trải nghiệm của bệnh nhân/khách hàng.
  • Tiếp cận: Tiếp cận 2 chiều giữa bệnh nhân và bệnh viện dễ dàng hơn.
  • Hiệu quả: Cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.

Để đảm bảo đạt mục tiêu và đảm bảo 3 yếu tố trên. Các bệnh viện, cơ sở y tế, viện thẩm mỹ cần trải qua 5 bước trong quá trình số hoá của mình:

  1. Bước 1: Xác định mục tiêu, ưu tiên và kêu gọi đầu tư
  2. Bước 2: Cải thiện hệ thống dữ liệu thông tin. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng sức khoẻ kỹ thuật số. Dữ liệu này cần đáp ứng được: mức độ liên quan, khả năng hành động, tính khả dụng và khả năng tương tác.
  3. Bước 3: Cập nhật công nghệ liên tục, sự tích hợp phù hợp giữa công nghệ và dữ liệu sẽ tăng hiệu quả khám bệnh và chất lượng quản lý.
  4. Bước 4: Bảo mật dữ liệu, Hệ thống thông tin cần được giám sát chặt chẽ và sự đảm bảo của bên cung cấp dịch vụ công nghệ. Cập nhật liên tục các quy định về sử dụng dữ liệu, đào tạo cán bộ nhân viên y tế để đảm bảo an toàn hệ thống thông tin. Không tiết lộ các thông tin cá nhân liên quan. 
  5. Bước 5: Đào tạo và phát triển kỹ năng công nghệ cho nhân viên y tế và những người dùng khác.

Các bệnh viện, phòng khám và viện thẩm mỹ có thể tham khảo các phương án triển khai cụ thể bao gồm: 

Xây dựng hệ thống thông tin, số hoá dữ liệu y tế

Tất cả các dữ liệu, thông tin y tế cần được số hoá và lưu trữ trong một hệ thống. Các tài liệu nội bộ nên được lưu trữ trên nền tảng để mọi thông tin đều có thể truy cập được khi cần. Các dữ liệu, thông tin bệnh án của bệnh nhân cũng cần được chia sẻ với mọi phòng ban, khoa khám để đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo độ chính xác trong chẩn đoán. Các tài liệu được phép công bố rộng rãi cần đăng tải trên cổng thông tin y tế để người dân có thể tiếp cận.

Phát triển các ứng dụng trong phòng bệnh và chữa bệnh

Cần đảm bảo đủ cơ sở hạ tầng thông qua việc triển khai các hệ thống giám sát an toàn thông tin, xây dựng và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin các cấp. Khi hệ thống đủ khả năng phục vụ, cần triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử quy mô lớn. Việc xây dựng hệ thống thông tin y tế cần có sự phối hợp giữa nhà nước, các công ty phát triển công nghệ, nhân viên y tế và người dân. Có như vậy, hệ thống mới đáp ứng tiêu chí đảm bảo tính kỹ thuật, đồng thời vẫn phù hợp với nhu cầu thực tế của bác sĩ và bệnh nhân. Nếu không có sự phối hợp giữa các bên ngay từ đầu, chi phí điều chỉnh sản phẩm khi có phản hồi tiêu cực sẽ rất cao.

Tạo điều kiện tiếp cận 

Đặc biệt tại các bệnh viện tư, việc tiếp cận với bệnh nhân còn nhiều khó khăn vì tâm lý chưa “thực sự tin tưởng” của nhiều người dân. Các bệnh viện tư có thể chủ động tiếp cận khách hàng theo hướng “Hồ sơ y tế”, chăm sóc xuyên suốt hành trình khách hàng từ marketing outreach tới remote-monitoring. Điều này cần phổ biến rộng rãi các cổng thông tin y tế và sử dụng các phần mềm dịch vụ chăm sóc, theo dõi sức khoẻ. 

Bảo mật thông tin y tế cá nhân

Dữ liệu sức khoẻ là vô cùng nhạy cảm và riêng tư. Bệnh nhân vô cùng quan tâm đến việc dữ liệu của họ được thu thập, xử lý và phân tích như thế nào. Việc rò rỉ thông tin sẽ khiến người dân mất niềm tin vào đơn vị y tế, chăm sóc sức khỏe hay bất kỳ viện thẩm mỹ nào. Chính vì vậy, cần đảm bảo an ninh, tạo dựng niềm tin; bởi vì chỉ khi đó mọi người mới tham gia vào hệ thống.

Đảm bảo hàng lang pháp lý vững chắc

Cần xây dựng khung pháp lý đảm bảo thống nhất giữa các cơ quan, bao gồm Bộ Y tế, Cục Công nghệ thông tin, Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Khoa học và Công nghệ và Đào tạo, các Vụ, Cục, Tổng cục Dân số, Thanh tra các Bộ, Sở Y tế, các đơn vị y tế cơ sở. 

Tổng kết

Tóm lại, chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ thông tin mà còn là xây dựng các chiến lược cải cách toàn diện. Các giải pháp cần hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh.

Sự kiện nổi bật sắp diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, dành riêng cho các bệnh viện tư, viện thẩm mỹ và các doanh nghiệp dược: “Xu hướng chăm sóc sức khoẻ 4.0: Giải pháp cho y tế hiện đại”

Đăng ký tham gia sự kiện NGAY HÔM NAY

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xây dựng chiến lược CRM hiệu quả – Giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển đột phá
Chiến lược CRM (Customer Relationship Management) là giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển quan hệ khách hàng một cách toàn diện. Chiến lược này được xây dựng với mục tiêu tối ưu quá trình tìm kiếm, tiếp cận, giao tiếp và chăm sóc khách hàng, nâng cao sự hài lòng của người tiêu dùng khi mua sắm và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Đọc thêm
Hướng dẫn ứng tuyển