Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • English
  • Tiếng Việt

5 Vai trò của dữ liệu trong doanh nghiệp

Việc thu thập dữ liệu đã trở nên cô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Hoạt động này giúp các công ty hiểu rõ hơn về các khách hàng của mình. Tìm hiểu sâu hơn về vai trò của dữ liệu trong doanh nghiệp và cách xây dựng chiến lược kinh doanh với dữ liệu tại bài viết dưới đây.

Vai trò của dữ liệu trong thời đại mới 

Các chuyên gia phân tích dữ liệu đều có sự đánh giá cao về tầm quan trọng của dữ liệu trong doanh nghiệp dù ở bất kỳ quy mô nào. Trong bài báo, chuyên gia phân tích dữ liệu  Bernard Marr chi biết: “Mặc dù các doanh nghiệp nhỏ có ít dữ liệu tự tạo hơn so với những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ không khiến dữ liệu bị giới hạn. Trên thực tế, việc phân tích và sử dụng dữ liệu trong doanh nghiệp nhỏ có thể đưa ra các hành động nhanh hơn dựa trên thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu” 

Một bài báo của Forbes cũng đã thảo luận về cuộc khảo sát của Deloitte lưu ý rằng: “49% số người tham gia khảo sát cho biết phân tích dữ liệu giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn. 16% nói rằng nó hỗ trợ tốt cho những ý tưởng, sáng kiến chiến lược quan trọng. 10% cho biết nó giúp cải thiện mối quan hệ với khách hàng và đối tác kinh doanh”. Có thể thấy, khi tận dụng triệt để giá trị của dữ liệu và phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh của mình. 

5 Vai trò quan trọng của dữ liệu trong kinh doanh 

Dữ liệu giúp đưa ra những quyết định tốt hơn

Bất kể doanh nghiệp ở quy mô nào đều tạo ra dữ liệu. Các hoạt động trên website, sự hiện diện trên mạng xã hội hay đa dạng hình thức thanh toán,…đều đang thu thập một lượng dữ liệu lớn từ người dùng. Những dữ liệu này liên quan đến thông tin khách hàng, thói quen, lưu lượng truy cập hay nhân khẩu học,…Tất cả dữ liệu đều có giá trị với doanh nghiệp khi biết cách tiếp cận và khai thác chúng. 

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quyết định, hành động của doanh nghiệp: thị trường, hoạt động thực tế, hay là những trực giác của ban lãnh đạo,…Tuy nhiên, yếu tố xác thực nhất vẫn chính là dữ liệu. 

Từ các thông tin dữ liệu thu thập được và phân tích chúng, các doanh nghiệp có thể:

  • Tìm kiếm khách hàng mới dựa trên nhân khẩu học, hành vi và sở thích chung của đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Tăng tỷ lệ quay trở lại mua hàng.
  • Cải thiện dịch vụ khách hàng.
  • Quản lý tốt hơn các hoạt động marketing. 
  • Theo dõi, tương tác trên mạng xã hội.
  • Dự đoán các xu hướng: bán hàng, dịch vụ, tiếp thị,…

Nói tóm lại, dữ liệu sẽ là một yếu tố quan trọng để các nhà lãnh đạo, quản lý đưa ra các quyết định sáng suốt trong tương lai.

Dữ liệu giúp giải quyết các vấn đề

Mọi chiến dịch bán hàng, marketing,…kết thúc doanh nghiệp luôn cần đánh giá hiệu quả của chiến dịch đó. Việc theo dõi và xem xét các dữ liệu từ các quy trình kinh doanh sẽ giúp phát hiện các sự cố về hiệu suất, phân tích các hoạt động của quy trình. Từ đó, các nhà kinh doanh có thể xác định những vấn đề cản trở thành công của mình. 

Dữ liệu giúp doanh nghiệp nắm bắt và nâng cao hiệu suất

Các phòng ban trong doanh nghiệp đang được hoạt động như thế nào? Đây hẳn là một câu hỏi mà bất kể nhà lãnh đạo nào cũng đặt ra. Việc thu thập và phân tích dữ liệu sẽ cho thấy toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động với hiệu suất như thế nào.

Giả sử: doanh nghiệp có một nhân viên kinh doanh hoạt động vô cùng hiệu quả khi được nhận nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp nghiên cứu kỹ về dữ liệu, nhân viên đó lại có tỷ lệ chốt giao dịch thấp hơn một người trong nhóm, mặc dù người đó nhận được ít khách hàng tiềm năng hơn. Dữ liệu hiệu suất cho thấy doanh nghiệp cần có giải pháp là phân chia lại các khách hàng tiềm năng. Điều này giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu tốt hơn. Hay nói các khác dữ liệu hiệu suất đã cung cấp sự rõ ràng cần thiết để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển tốt hơn. 

Dữ liệu giúp cải thiện quy trình

Một quy trình cồng kềnh và rườm rà có thể khiến cho doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí hơn. Dữ liệu khách hàng được chia sẻ với mọi phòng ban giúp cho các nhân viên bán hàng có thể nắm rõ những nhu cầu của khách hàng hiện tại. Nhân viên sẽ không cần mất nhiều thời gian tìm hiểu những thông tin đã có, thay vào đó là tập chung tư vấn bán hàng hiệu quả hơn. 


Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng việc phân tích dữ liệu tệp khách hàng mục tiêu, từ đó đưa ra được những trường hợp mà khách hàng gặp phải. Các quy trình sẽ được tự động hoá để thực hiện các trường hợp tương tự nhau của khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí nhân sự cho doanh nghiệp.

Dữ liệu giúp doanh nghiệp hiểu sâu người tiêu dùng

Dữ liệu cho biết: khách hàng của doanh nghiệp là ai? Người tiêu dùng liệu có thích sản phẩm của doanh nghiệp hay khách hàng sẽ chi bao nhiêu tiền cho sản phẩm đó?,…Dữ liệu chính là chìa khóa để hiểu khách hàng và thị trường.

Tuy nhiên, để đạt được điều đó, các dữ liệu thô cần được phân tích. Các giải pháp BI được thiết kế chính là các tốt nhất để truy cập và diễn giải dữ liệu người dùng. Doanh nghiệp có thể tận dụng nó để đạt được doanh số cao hơn. 

Một giải pháp BI được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay đó là nền tảng Tableau. Tableau  là nền tảng phân tích giúp khám phá và quản lý dữ liệu dễ dàng hơn. Tableau giúp mọi người có thể xem và hiểu dữ liệu dễ dàng dù không có chuyên môn trong mảng phân tích. Đây là một công cụ phù hợp trong các doanh nghiệp muốn tận dụng sức mạnh của dữ liệu một cách triệt để. 

Ai có thể sử dụng BI?

  • Các chủ doanh nghiệp: Các công cụ BI dễ sử dụng hơn nhiều so với trước đây. Việc tiêu chuẩn hóa bảng thông tin Business Intelligence dựa trên cloud giúp người dùng có thể theo dõi các chỉ số dễ dàng hơn với chi phí tiết kiệm hơn.
  • Nhóm bán hàng, marketing: Sử dụng các bảng điều khiển BI và công cụ trực quan hỗ trợ theo dõi đánh giá các chiến lược tiếp thị. Nhờ theo dõi, báo cáo dữ liệu, các công ty có thể thay đổi hoặc triển khai chiến lược bán hàng, marketing của mình cho hiệu quả hơn.
  • Quản lý chuỗi cung ứng, vận hành: BI có thể giúp các nhóm vận hành và chuỗi cung ứng tối ưu hóa các quy trình như vậy và giảm chi phí bằng cách cung cấp thông tin chuyên sâu về mức tồn kho, nhu cầu và chu kỳ sản xuất. 
  • Nhà phân tích tài chính, kế toán: BI có thể giúp các nhà phân tích tài chính và kế toán hợp lý hóa báo cáo và phân tích tài chính bằng cách: cung cấp khả năng truy cập dữ liệu tài chính theo thời gian thực. Bằng cách tự động hóa các quy trình báo cáo tài chính, các nhà phân tích tài chính và kế toán có thể tập trung vào việc phân tích dữ liệu và xác định xu hướng thay vì dành thời gian cho việc tính toán và nhập dữ liệu thủ công.
  • Nhóm CNTT và công nghệ: Sở hữu một công cụ kinh doanh thông minh sẽ tạo ra lợi thế cho nhóm hoạt động này.

Vai trò của dữ liệu trong doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để khai thác và sử dụng dữ liệu cho hiệu quả, các doanh nghiệp cũng cần có một chiến lược dữ liệu dài hạn. Cùng với đó, các công cụ hỗ trợ thu thập và phân tích dữ liệu cũng là một yếu tố quan trọng góp phần trong sự thành công của chiến lược.

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hướng dẫn ứng tuyển