- Thời gian đọc: 05 phút
- Bài viết dành cho: Các cấp lãnh đạo và quản lý
Song hành với sự phát triển của công nghệ là nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng ngày càng một tăng cao. Trong khi một số doanh nghiệp đã nắm bắt được cơ hội, liên tục thay đổi để đáp ứng với những kỳ vọng của khách hàng và tăng trưởng mạnh mẽ, thì những doanh nghiệp khác lại tụt hậu trong cuộc đua nâng cao trải nghiệm và tình cảm của các “thượng đế”. Để tạo ra một trải nghiệm tuyệt vời và hành trình khách hàng phù hợp, nhất quán trên đa kênh, doanh nghiệp cần một giải pháp công nghệ hiện đại, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc đã lỗi thời.
Có thể nói, việc nắm bắt các công nghệ tiên tiến kịp thời sẽ mang tới thành công cho mọi doanh nghiệp. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng để chuyển đổi. Tư duy chuyển đổi trước tiên nên bắt đầu từ chính tư duy của lãnh đạo. Hãy cùng Gimasys tìm hiểu về những tư duy quan trọng mà các lãnh đạo doanh nghiệp cần có để có thể xây dựng nền tảng Chuyển đổi số thành công và phù hợp.
Tư duy “đổi mới”
Hiện nay, chuyển đổi số không còn là điều mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Họ luôn nghĩ rằng mình đã bước qua được cuộc cách mạng số hóa. Họ tin rằng chỉ cần tối ưu hóa hoạt động kinh doanh hiện tại của mình bằng cách sử dụng những công nghệ mới, và họ sẽ lại bắt kịp với cuộc đua.
Chúng tôi gọi đây là tư duy “đổi mới”. Cách làm này có thể đem lại hiệu quả tức thời, nhưng nhìn chung sẽ không thể khiến doanh nghiệp tăng trưởng về lâu dài – vì đây chỉ là một phương án đối phó tạm thời chứ không phải một chiến lược đặc biệt toàn diện. Trừ khi các khoản chi phí đầu tư cho các công nghệ mới này được tái đầu tư vào các sáng kiến chuyển đổi tham vọng hơn, bản thân tư duy “đổi mới” sẽ không thể khiến doanh nghiệp phát triển lâu dài.
Tư duy “tân tiến”
Đối lập với tư tưởng lỗi thời của những doanh nghiệp lâu năm, các công ty khởi nghiệp với những lãnh đạo đầy tham vọng đã đón nhận mọi công nghệ tân tiến theo cách mà họ muốn.
Chúng tôi gọi đây là tư duy “tân tiến”. Họ đã vượt ra khỏi các định nghĩa truyền thống về đối thủ cạnh tranh và thị trường, đặt khách hàng vào trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh và tập trung vào những gì mà hệ sinh thái số cung cấp.
Phần giữa còn thiếu: tư duy “phát triển”
Đối với các doanh nghiệp lâu năm, chuyển đổi từ giai đoạn “đổi mới” sang “tân tiến” không phải là một việc làm dễ dàng. Để chuyển đổi số thành công, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, doanh nghiệp cần bắt đầu từ chuyển đổi văn hóa, chuyển đổi quy trình làm việc và sau đó là chuyển đổi toàn bộ hệ thống công nghệ. Chính vì vậy, chuyển đổi số là việc làm cần thiết để các doanh nghiệp có thể đáp ứng những thách thức đó.
Tư duy “phát triển” là bước quan trọng, giúp các lãnh đạo doanh nghiệp còn đang mắc kẹt trong tư duy “đổi mới” có thể tiếp tục tiến lên phía trước.
Để có thể tiến tới tư duy “phát triển”, các lãnh đạo doanh nghiệp cần áp dụng 4 quy tắc kinh doanh sau:
1. Lấy khách hàng làm trung tâm hoạt động:
Các doanh nghiệp truyền thống từ xưa đến nay chỉ tập trung vào việc tạo ra sản phẩm mới và làm thế nào để phân phối chúng cho khách hàng. Thành công của những doanh nghiệp đó được tính dựa trên khối lượng hàng hóa mà họ đã tiêu thụ được.
Hiện nay, các doanh nghiệp cần định hình lại quy trình làm việc cốt lõi của mình để tập trung hơn vào đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang tới một dịch vụ được cá nhân hóa hơn bao giờ hết.
2. Loại bỏ vấn đề phân mảnh dữ liệu (data silos)
Khi doanh nghiệp loại bỏ được vấn đề data silos, mọi thông tin về khách hàng sẽ được chuyển tiếp liền mạch giữa các phòng ban. Doanh nghiệp sẽ không còn phải lo lắng về việc thông tin của khách hàng bị phân mảnh trên nhiều hệ thống và ứng dụng khác nhau. Theo một nghiên cứu của Salesforce, 78% khách hàng mong đợi sự tương tác nhất quán trên mọi điểm chạm (touch point), nhưng hơn 59% trong số đó cho rằng họ đang phải làm việc với các phòng ban riêng biệt, đơn lẻ chứ không phải là một doanh nghiệp có sự thống nhất giữa các phòng ban chức năng.
Vì vậy, chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ data silos và tích hợp được toàn bộ hệ thống, cho phép các phòng ban mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng.
Tham khảo:
- 4 rắc rối doanh nghiệp thường gặp phải trong quản lý dữ liệu khách hàng
- Giải pháp giúp giải quyết việc thất thoát dữ liệu, phân mảnh thông tin trong Doanh nghiệp
3. Tích hợp công nghệ
Việc tích hợp công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí dành cho CNTT, tạo điều kiện chuyển tiếp sang quá trình tăng trưởng. Các liên kết API sẽ giúp cho hệ thống CNTT trở nên ít phức tạp hơn, các bộ phận có thể dễ dàng liên kết, trao đổi thông tin với nhau nhờ sự trợ giúp của nền tảng điện toán đám mây CRM.
Nền tảng công nghệ của một doanh nghiệp phải luôn phát triển để có thể đáp ứng những nhu cầu và kỳ vọng ngày càng tăng của khách hàng hiện đại. Các công cụ được hỗ trợ bởi AI sẽ tự động hóa những quy trình tiêu chuẩn một cách dễ dàng, đồng thời vẫn cho phép nhân viên tương tác trực tiếp với khách hàng nếu có yêu cầu.
4. Lắng nghe nhu cầu của khách hàng
Chúng ta đều biết rằng nhu cầu của khách hàng đang ngày càng tăng. Nếu doanh nghiệp không thể đáp ứng những kỳ vọng đó, khách hàng sẽ nhanh chóng chuyển sang một đối thủ cạnh tranh khác và có khả năng sẽ không bao giờ quay trở lại.
Phần lớn người tiêu dùng ngày nay quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng hơn là về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã mua, đây là một sự thay đổi lớn so với năm năm trước.
Chính vì vậy, tất cả doanh nghiệp đang dần phải trải qua giai đoạn chuyển đổi số khi cố gắng sử dụng những công nghệ mới nhằm đáp ứng với những thay đổi này. Nâng cao khả năng là chìa khóa để chuyển đổi số mạnh mẽ.
CRM là giải pháp giúp thúc đẩy chuyển đổi số, được coi là nền tảng chuyển đổi số cho mọi doanh nghiệp, bởi CRM được ví như là là kho dữ liệu của doanh nghiệp, nơi các số liệu quan trọng được lưu trữ và bắt nguồn mọi quy trình kinh doanh. Tất nhiên, có nhiều công cụ chuyển đổi số hơn Salesforce CRM. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lưu ý rằng CRM thúc đẩy các sáng kiến chuyển đổi số và hiện tại không có nền tảng nào tốt hơn Salesforce ở hiện tại.
LIÊN HỆ với Gimasys – đối tác Vàng của Salesforce tại Việt Nam – ngay hôm nay để được tư vấn về Salesforce CRM – CRM Số 1 dành cho các doanh nghiệp.
Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp công CNTT, mang đến những công nghệ đột phá cho doanh nghiệp Việt, Gimasys đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều Tập đoàn Công nghệ lớn trên Thế giới. Là chuyên gia đầu ngành về Salesforce multi-cloud, sở hữu hơn 100 chứng chỉ Salesforce với CSAT (chỉ số đánh giá sự hài lòng của khách hàng sau triển khai) được ghi nhận là 4.66/5 – Gimasys đang là đối tác Vàng đầu tiên và hàng đầu của Salesforce tại Việt Nam.