5 Xu hướng AI ứng dụng cho ngành Sản xuất và Automotive năm 2025
AI (Trí tuệ nhân tạo) đã thúc đẩy một làn sóng đổi mới mạnh mẽ cho các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là ngành Sản xuất và Automotive. Trí tuệ nhân tạo không những thức đẩy chuyển đổi trong vận hành của doanh nghiệp và còn giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh. Cùng Gimasys khám phá 5 xu hướng AI năm 2025 ứng dụng cho ngành Sản xuất & Automotive được Google Cloud phân tích.

AI đa mô thức – Khai phóng sức mạnh của ngữ cảnh
Năm 2025 là cột mốc quan trọng cho các doanh nghiệp ngành sản xuất và automotive trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, đặc biệt là Multimodal AI.
Bằng cách tích hợp nhiều nguồn dữ liệu như hình ảnh, video, âm thanh cùng với văn bản. Điều này giúp AI có thể phân tích và học hỏi từ nhiều bối cảnh khác nhau với độ chính xác cao, tạo ra kết quả chính xác hơn, mang đến trải nghiệm trực quan hơn.
Theo như ông Praveen Rao, Lãnh đạo ngành sản xuất Google, Google Cloud chia sẻ: “Chúng tôi mong đợi rằng các doanh nghiệp sản xuất sẽ tập trung vào việc sử dụng AI thế hệ mới để cải thiện hiệu suất vận hành. Bằng việc phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu (văn bản, video, âm thanh,…), AI có thể phát hiện sớm các bất thường có thể dẫn đến hỏng hóc thiết bị, giúp giảm thời gian ngừng hoạt động và tối đa hóa năng suất”.
Sự tiến hóa từ chatbot đến những hệ thống đa tác nhân
Các ứng dụng AI đã phát triển từ chatbot thành các AI agent có khả năng xử lý các quy trình làm việc phức tạp. Hơn thế nữa, AI agent này thể hiện khả năng suy luận, lập kế hoạch và ghi nhớ, đồng thời có mức độ tự chủ để đưa ra quyết định, học hỏi và thích ứng.
Sự khác biệt chính giữa chatbot và AI agent là mức độ phức tạp và khả năng tự chủ. Chatbot thường được sử dụng để trả lời các câu hỏi đơn giản hoặc thực hiện các tác vụ cụ thể, trong khi AI agent có thể xử lý các quy trình làm việc phức tạp hơn và đưa ra các quyết định độc lập.
AI agent có khả năng suy luận, lập kế hoạch và ghi nhớ, cho phép chúng học hỏi từ kinh nghiệm và thích ứng với các tình huống mới.
Google Cloud kỳ vọng rằng AI Agent sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thu hẹp khoảng cách giữa bản vẽ kỹ thuật số với các thiết bị, máy móc. Với Gen AI, các nhà sản xuất có thể chuyển đổi tệp thiết kế hỗ trợ máy tính (CAD) thành mã lập trình điều khiển số bằng máy tính (CNC), giúp các loại máy CNC có thể đọc và thực thi. Điều này không chỉ nâng cao năng suất và chất lượng mã lập trình mà còn giảm rào cản gia nhập cho lực lượng lao động trong nhà máy.
Tìm kiếm hỗ trợ: Lĩnh vực mới cho công việc tri thức
Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cách chúng ta tìm kiếm và sử dụng thông tin. Không chỉ đơn thuần trong việc tìm kiếm các tài liệu hoặc trang web có chứa thông tin chúng ta cần, mà AI có thể giúp chúng ta tổng hợp và phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nhờ đó doanh nghiệp có thể tối ưu hóa danh mục dữ liệu sản phẩm, giảm đáng kể khối lượng công việc thủ công và cải thiện hiệu suất chuyển đổi cũng như bán chéo sản phẩm.
Trải nghiệm khách hàng được hỗ trợ bởi AI: Mượt mà đến mức gần như không thể nhận ra
Với sự hỗ trợ của AI, trải nghiệm khách hàng đang dần phát triển từ các công cụ hỗ trợ hội thoại theo thời gian thực và tổng hợp giọng nói sang một mô hình tương tác hoàn toàn tự động và tăng sự liền mạch.
Ngày nay, khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới vào việc chăm sóc khách hàng, có thể mang đến trải nghiệm được cá nhân hóa, chính xác và hiệu quả hơn.
Dự đoán từ Google Cloud: “Các nhà sản xuất sẽ chuyển từ mô hình bán hàng truyền thống (stock-and-sell) sang mô hình sản xuất theo đơn đặt hàng (make-to-order). Để thực hiện chuyển đổi này, họ cần có cái nhìn toàn diện và dữ liệu về hoạt động của mình được cập nhật theo thời gian thực. Việc hợp nhất dữ liệu IT và OT, đồng thời tối ưu hóa thiết kế sản phẩm, sản xuất, tiếp thị và dịch vụ khách hàng.
Alaska Airlines đã ứng dụng AI tổng quát để nâng cao trải nghiệm lên kế hoạch du lịch cho hành khách. Hãng đã triển khai hệ thống tìm kiếm điểm đến bằng AI, Careline, giúp du khách dễ dàng tìm kiếm chuyến bay và lên kế hoạch nghỉ dưỡng chỉ với một câu lệnh đơn giản.
Bảo mật chặt chẽ hơn với AI
Năm 2025 là một năm mang tính cách mạng trong việc ứng dụng AI vào các tiêu chuẩn bảo mật và quyền riêng tư.
Trí tuệ nhân tạo (AI) với tiềm năng trở thành một công cụ mạnh mẽ trong bộ công cụ giúp tăng cường hệ thống phòng thủ, phát hiện và đối phó với các mối đe dọa, giảm bớt công việc thủ công và đẩy nhanh tốc độ phản ứng.
“Bệ Phóng” Cho Ngành Sản Xuất & Automotive
AI không chỉ là một công nghệ xu hướng mà đang trở thành động lực chính định hình tương lai của ngành sản xuất và Automotive. Những tiến bộ trong Multimodal AI, AI agent, tìm kiếm hỗ trợ thông minh và trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa đang mở ra kỷ nguyên mới của sự tối ưu hóa, tự động hóa và sáng tạo.
Đây không còn là viễn cảnh xa vời – mà là thực tế đang diễn ra. Câu hỏi đặt ra không phải là liệu doanh nghiệp có áp dụng AI hay không, mà là doanh nghiệp sẽ ứng dụng AI như thế nào để dẫn đầu trong cuộc đua chuyển đổi số này?
Trải qua hơn 20 năm phát triển, Gimasys đã trở thành đối tác tư vấn và triển khai công nghệ hàng đầu tại Việt Nam. Với vai trò là đối tác hạng Premier của Google, Gimasys cam kết mang đến cho doanh nghiệp các công cụ và dịch vụ tốt nhất để nâng cao hiệu quả, tối ưu hóa chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Đặc biệt, với thế mạnh trong việc triển khai các giải pháp Google Cloud, Gimasys đã giúp nhiều doanh nghiệp lớn như VinGroup, Masan Group, Vietnam Airlines, Techcombank, VIB, ACB… tận dụng sức mạnh của điện toán đám mây để đổi mới, mở rộng quy mô và tạo lợi thế cạnh tranh.