Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

Khám phá thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp

Trong khi thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nông nghiệp – ngành kinh tế truyền thống tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam – cũng không nằm ngoài cuộc đua này.

Chuyển đổi số đã và đang trở thành một giải pháp chủ lực để nâng cao năng suất, chất lượng và vị thế cạnh tranh của ngành nông nghiệp tại Việt Nam. Hãy cùng Gimasys khám phá thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp và các vấn đề đặt ra để góp phần phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, theo hướng đa chức năng trong kinh tế tuần hoàn!

Thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp
Thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì?

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là quá trình ứng dụng các giải pháp, nền tảng công nghệ số hiện đại vào chuỗi các hoạt động sản xuất nông nghiệp: từ sản xuất, chế biến, tới phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Sự thay đổi này bắt nguồn từ mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

So sánh với hình thức nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp số đã thay đổi hoàn toàn cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của ngành. Hình thức này sử dụng tổ hợp công nghệ thông tin, khả năng cảm biến, trí tuệ nhân tạo thông minh (AI), máy học (Machine Learning) hay Internet vạn vật (IoT). Trong đó, có bốn nhóm hoạt động điển hình được chú trọng triển khai với chuyển đổi số ngành nông nghiệp, bao gồm: Giám sát, Điều khiển, Dự báo và Hậu cần. 

Dưới đây là một số hoạt động cốt lõi khi đề cập tới chuyển đổi số trong nông nghiệp:

  • Thay đổi mô hình sản xuất truyền thống: Từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung, hiện đại, dựa trên nền tảng công nghệ.
  • Ứng dụng công nghệ số vào mọi khâu: Từ thu thập dữ liệu, phân tích, dự báo, điều khiển tự động đến quản lý chuỗi cung ứng.
  • Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên: Tận dụng tối đa các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu lãng phí, tái chế phế phẩm.
  • Xây dựng nền nông nghiệp tuần hoàn: Tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh: Giúp nông sản Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thực trạng hoạt động chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Trên thế giới, chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nông nghiệp toàn cầu. Nhiều quốc gia đã xác định đây là một trong những ưu tiên hàng đầu để hiện đại hóa ngành nông nghiệp. Nhờ ứng dụng công nghệ, nông nghiệp không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra giá trị gia tăng lớn, góp phần giải quyết bài toán an ninh lương thực. 

Tại Việt Nam, nông nghiệp được xác định là một trong 8 trụ cột quan trọng trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Mặc dù đã có những bước tiến đáng kể, nhưng quá trình số hóa trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, đó chính là tình trạng mức độ cơ giới hóa thấp, cùng với việc thiếu ứng dụng công nghệ hiện đại khiến cho hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống của người nông dân.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có hơn 9 nghìn đơn vị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tính đến ngày 1/7/2020. Trong số đó, có hơn 9.108 nghìn hộ; 7.418 hợp tác xã; 7.471 doanh nghiệp. Đây đều là các đơn vị sẽ tham gia trực tiếp vào chuyển đổi số nông nghiệp. Con số này cũng thể hiện sự chuyển biến đáng kể của chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. 

Trong lĩnh vực trồng trọt, Big data đã tạo ra một cuộc cách mạng khi được tích hợp vào các phần mềm phân tích chuyên dụng. Nhờ đó, người nông dân có thể dễ dàng theo dõi từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, từ đó đưa ra các quyết định chính xác về chăm sóc, bón phân, tưới tiêu. Bên cạnh đó, IoT cũng đóng vai trò quan trọng khi các cảm biến thông minh liên tục thu thập dữ liệu về môi trường, giúp tự động hóa quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp kiểm soát và nâng cao chất lượng nông sản

Trong nuôi trồng thủy sản, công nghệ sinh học và các thiết bị IoT đã tạo ra những đột phá đáng kể. Việc ứng dụng công nghệ gen giúp tạo ra các giống thủy sản chất lượng cao, kháng bệnh tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, các cảm biến IoT giúp giám sát chặt chẽ các yếu tố môi trường trong ao nuôi, đảm bảo thủy sản luôn phát triển trong điều kiện tối ưu.

Chuyển đổi số đem lại cơ hội gì cho ngành nông nghiệp?

Giảm thiểu tỷ lệ rủi ro và thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp

Chuyển đổi số mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Theo Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. 

Bằng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, phân tích dữ liệu hay công nghệ số khác, ngành nông nghiệp có thể tăng cường khả năng thích ứng trước các tác động trực tiếp của thời tiết, từ đó nâng cao năng lực năng suất và cải tiến chất lượng sản phẩm.

Chẳng hạn, để hạn chế rủi ro do thiên tai gây ra, các nhà quản lý đã ứng dụng phân tích dữ liệu kết hợp AI dự báo để đưa ra các cảnh báo sớm (72 giờ trước khi cơn bão đi qua). Các cấp, ban, ngành và nông dân địa phương từ đó có thể đề xuất biện pháp ứng phó kịp thời để hạn chế tối đa rủi ro do biến đổi khí hậu, góp phần cải thiện nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

Hỗ trợ nâng cao năng suất và tiết kiệm nguồn lực

Việc ứng dụng Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và công nghệ sinh học đã giúp đội ngũ sản xuất tiếp cận những thông tin chi tiết về môi trường, đất đai và cây trồng. Nhờ đó, các quyết định chính xác trong chăm sóc cây trồng, từ việc bón phân, tưới nước đến phòng trừ sâu bệnh, có thể được đưa ra. Điều này không chỉ giúp đẩy nhanh quy trình, giảm thiểu chi phí sản xuất mà còn bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Thực tế đã chứng minh, việc ứng dụng kỹ thuật số vào nông nghiệp đã giúp giảm một nửa thời gian lao động cùng lượng khí thải gây ra bởi hiệu ứng nhà kính. Đồng thời năng suất nông nghiệp cũng tăng lên tới 30%, góp phần cải thiện thu nhập của người nông dân. 

Quá trình tích hợp và ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất cũng cung cấp cho người tiêu dùng khả năng truy cập và theo dõi các thông số về chất lượng nông sản theo thời gian thực, từ đó tăng cường sự tin tưởng và an tâm về chất lượng ngành hàng. 

Nắm bắt cơ hội đó, mối liên kết giữa bên mua và bên bán, giữa cung và cầu, giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, càng bền chặt hơn bao giờ hết. Tình trạng “được mùa, mất giá” được khắc phục và hạn chế ở mức tối thiểu, góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững và thông minh hơn.

Quản lý đồng bộ dễ dàng

Chuyển đổi số đang cách mạng hóa cách thức quản lý và điều hành ngành nông nghiệp, từ cấp độ Bộ ngành nói chung đến doanh nghiệp nói riêng. Nhờ hệ thống dữ liệu chính xác và cập nhật, các quyết định được đưa ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, với các doanh nghiệp nông sản, tận dụng công nghệ giúp giảm chi phí, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh. 

Như vậy,  không còn là “sản xuất nông nghiệp”, chuyển đổi số đã kiến tạo nên một nền “kinh tế nông nghiệp” với mục tiêu cuối cùng là phát triển hiệu quả và bền vững. Từ việc dự báo thời tiết chính xác đến quản lý sản xuất thông minh, công nghệ giúp nông dân gia tăng năng suất, nâng cao năng lực quản trị rủi ro và cải thiện thu nhập. Điều này góp phần xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, mang lại lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.

Chuyển đổi số đặt ra thách thức gì cho ngành nông nghiệp?

Không thể phủ nhận chuyển đổi số đã tái định hình và mang lại nhiều cơ hội mới cho ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các nhà quản lý và người dân cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình học hỏi, ứng dụng và triển khai công nghệ vào hoạt động quản lý, sản xuất. 

Khả năng tiếp cận yếu tố công nghệ còn hạn chế

Các thiết bị, phần mềm và hệ thống công nghệ thông tin thường có giá thành khá cao, vượt quá khả năng đầu tư của nhiều nông dân, đặc biệt là những hộ nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, nhiều vùng nông thôn còn thiếu hạ tầng internet băng thông rộng, điện lưới ổn định, gây khó khăn cho việc triển khai các ứng dụng công nghệ.

Khả năng tiếp cận các yếu tố, xu hướng công nghệ còn thể hiện ở sự hạn chế trong kiến thức và kỹ năng ứng dụng của người nông dân, đặc biệt là các thế hệ lớn tuổi. Họ thiếu sự dẫn dắt từ các chuyên gia trong ngành công nghệ hàng đầu và gặp khó khăn trong việc dung nạp các thông tin mới, hay thao tác sử dụng các phần mềm hiện đại. Đây cũng là một trong các tác nhân chính ảnh hưởng tới quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Thách thức từ hệ thống nông nghiệp lạc hậu, thiếu tính đổi mới

Tuy ngành nông nghiệp đã chứng kiến nhiều sự thay đổi vượt bậc trong hành trình chuyển đối số, tuy nhiên, khi đối diện với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu chuyển đổi số, vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Yếu điểm ấy không chỉ cản trở quá trình chuyển đổi số mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp. 

Tại hầu hết các địa phương, hệ thống nông nghiệp còn cũ kỹ, thiếu tính cập nhật và chuẩn hóa trong bộ máy hoạt động. Điều này được chứng minh qua việc nhiều nông dân vẫn phụ thuộc vào kinh nghiệm truyền thống, phương pháp canh tác lạc hậu, thiếu các thiết bị và công nghệ hiện đại để hỗ trợ sản xuất. 

Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành sản xuất còn hạn chế, dẫn đến việc thiếu thông tin, khó khăn trong việc đưa ra quyết định chính xác. Hệ quả là năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, khó cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hạn chế về tính liên kết trong hệ thống nông nghiệp

Tính liên kết trong nông nghiệp là một khái niệm chỉ sự kết nối chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi giá trị nông sản, từ sản xuất đến tiêu dùng. Nó bao gồm các mối quan hệ giữa nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà nước và người tiêu dùng, hay chính trong hoạt động quản lý, sản xuất của doanh nghiệp:

  • Giữa các khâu trong chuỗi giá trị: Từ sản xuất đến tiêu thụ, các khâu chưa được liên kết chặt chẽ, gây lãng phí và khó kiểm soát chất lượng.
  • Giữa nông dân và các tổ chức: Nông dân chưa được kết nối với các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp để tiếp cận thông tin và công nghệ mới.
  • Giữa hoạt động các phòng ban: Hệ thống kế toán với các phòng ban khác còn tách rời, chưa có sự kết nối. Thiếu sự tự động và liên kế tài chính.

Thách thức giải quyết lỗ hổng an toàn bảo mật thông tin

Một thực trạng nhức nhối hiện nay đối với ngành nông nghiệp Việt chính là sự hạn chế trong nhận thức về tầm quan trọng của an toàn bảo mật thông tin. Các nhà quản trị thường chủ quan và không đầu tư vào các giải pháp bảo mật, dẫn đến việc dữ liệu bị tấn công, lạm dụng và dùng cho các hoạt động không mong muốn. 

Với đặc trưng của ngành nông nghiệp, hệ thống trang thiết bị thường bị phân tán tại các vùng nông thôn, vấn đề bảo vệ dữ liệu càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Khi hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ tại các điểm, năng lực bảo mật thông tin và quyền riêng tư trên không gian mạng không đồng đều giữa các vùng, sẽ cần mất rất nhiều thời gian, công sức để đào tạo và truyền tải kiến thức tới người dân về phát hiện và xử lý các mối đe dọa dữ liệu.

Đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của Agri Fintech, M&A và công nghệ mới

Ngành nông nghiệp đang trải qua một cuộc cách mạng thực sự nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Sự kết hợp giữa nông nghiệp (Agri) và công nghệ tài chính (Fintech), cùng với các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và sự ra đời của những công nghệ mới như AI, IoT, Blockchain, Robot… đã tạo ra một bức tranh hoàn toàn mới cho ngành nông nghiệp truyền thống.

Thách thức ngành nông nghiệp trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ mới

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích và cơ hội mới, sự thay đổi nhanh chóng, thường xuyên của các giải pháp công nghệ này cũng đặt ra nhiều thách thức, bao gồm:

  • Khoảng cách kỹ thuật số: Khả năng tiếp cận, cập nhật các yếu tố công nghệ còn thấp.
  • Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư vào công nghệ còn cao.
  • An ninh mạng: Rủi ro về an ninh mạng ngày càng tăng.
  • Thay đổi mô hình kinh doanh: Gặp khó khăn trong giai đoạn thiết lập, triển khai và làm quen với hệ thống mới, đặc biệt phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động chuyển đổi số trong nông nghiệp đến từ đối thủ và yêu cầu khắt khe từ người tiêu dùng.

Bài toán vận hành trơn tru các giao dịch quốc tế

Sự hạn chế về hạ tầng và tiêu chuẩn kỹ thuật chính là hai yếu tố chính cản trở các hoạt động giao dịch quốc tế đối với ngành nông nghiệp. 

Về tiêu chuẩn kỹ thuật, mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt áp dụng cho sản phẩm và dịch vụ, nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và phù hợp với điều kiện địa phương. Sự đa dạng này đặt ra những thách thức lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam phải không ngừng điều chỉnh, nâng cao chất lượng sản phẩm để phù hợp với từng thị trường. 

Yếu tố này cũng đồng nghĩa với việc cần không ngừng học hỏi và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ kỹ thuật tiên tiến để kiểm soát quy trình sản xuất, quản trị bộ máy và con người trong ngành.

Về hạ tầng kỹ thuật, có thể thấy rằng chất lượng kết nối Internet là không đồng đều giữa các quốc gia, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, gây ảnh hưởng đến tốc độ truyền tải dữ liệu và chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, sự thiếu “mượt mà” trong hoạt động giao dịch thể hiện rõ ràng nhất khi hệ thống thanh toán quốc tế chưa được đồng bộ hóa hoàn toàn, gây khó khăn trong việc thanh toán quốc tế.

Chưa tuân thủ hoàn toàn các tiêu chuẩn của ngành

Các mô hình chuyển đổi số trong nông nghiệp hiện nay còn vướng mắc một số vấn đề liên quan tới tuân thủ các tiêu chuẩn ngành, cụ thể:

Thiếu khung pháp lý rõ ràng và đồng bộ

Các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường… chưa được thống nhất và cập nhật thường xuyên, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc nắm bắt và tuân thủ. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật liên quan đến nông nghiệp còn chồng chéo, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện.

Khả năng tiếp cận thông tin hạn chế

Nhiều nông dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, còn hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về các tiêu chuẩn và quy định mới. Không chỉ dừng lại ở cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường thiếu nguồn lực để cập nhật thông tin và đầu tư vào công nghệ.

Vấn đề đặt ra khi chuyển đổi số trong nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đa chức năng, kết hợp hài hòa giữa sản xuất nông nghiệp, du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường, chính là một hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho ngành. Tuy nhiên, quá trình này đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt.

Thứ nhất, cần có một định nghĩa rõ ràng và thống nhất về “nông nghiệp đa chức năng” và “nông nghiệp công nghệ cao đa chức năng” trong chính sách phát triển nông nghiệp quốc gia, đặc biệt là mối liên kết chặt chẽ với kinh tế nông thôn.

Thứ hai, việc phát triển phải dựa trên cơ sở đánh giá tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương, kết hợp với việc xây dựng chuỗi giá trị hoàn chỉnh. Đặc biệt cần xác định rõ các chức năng cụ thể của nông nghiệp công nghệ cao tại mỗi vùng, miền.

Thứ ba, khoa học công nghệ là động lực chính, nhưng việc ứng dụng công nghệ phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và khả năng tiếp thu của người dân. Việc lựa chọn công nghệ cần được đánh giá kỹ lưỡng để tránh lãng phí và giảm hiệu quả.

Cuối cùng, cần xác định rằng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp không chỉ là sứ mệnh của các cấp lãnh đạo, các doanh nghiệp trong ngành. Quá trình này đòi hỏi sự hợp tác, liên kết giữa các bên, đặc biệt là các công ty công nghệ hàng đầu. 

Với đội ngũ chuyên gia có thâm niên và dày dặn kinh nghiệm trong triển khai hoạt động chuyển đổi số, ngành nông nghiệp có thể tháo gỡ từng bước một các khó khăn, thách thức đang gặp phải. Bài toán đặt ra đó chính là: 

“Kiến tạo một giải pháp công nghệ toàn cầu để trở thành cầu nối và công cụ mạnh mẽ, đưa ngành nông nghiệp phát triển theo hướng đa chức năng, kinh tế tuần hoàn.”

Là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tích hợp hệ thống tại Việt Nam, Gimasys đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp Việt nhằm triển khai các dự án chuyển đổi số. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về các nền tảng như Salesforce, Oracle, NetSuite, hay mới đây là giải pháp One Gimasys mạnh mẽ, Gimasys cam kết mang đến cho ngành nông nghiệp  những giải pháp tối ưu, bứt phá khỏi rào cản nông nghiệp truyền thống còn hạn chế.

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Khám phá mô hình One Gimasys cho ngành Nông nghiệp trong chuyển đổi số
Với sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ hiện đại và kiến thức chuyên sâu về ngành nông nghiệp, One Gimasys không chỉ đơn thuần là một phần mềm quản lý mà còn là một người bạn đồng hành tin cậy, giúp nông dân tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.
Đọc thêm
Hướng dẫn ứng tuyển