Phần mềm SaaS đang là loại phần mềm dẫn đầu xu hướng toàn cầu. Bài viết dưới đây sẽ đem tới cái nhìn tổng quan nhất về SaaS và những lợi ích khi sử dụng mô hình phần mềm này trong doanh nghiệp.
SaaS là gì?
SaaS là từ viết tắt của Software as a Service – phần mềm dưới dạng dịch vụ là một dạng phân phối ứng dụng phần mềm dựa trên công nghệ điện toán đám mây. Các ứng dụng SAAS còn được gọi là phần mềm dựa trên Web, phần mềm theo yêu cầu hoặc phần mềm lưu trữ.
Các ứng dụng SaaS sẽ chạy trên máy chủ của nhà cung cấp phần mềm. Nhà cung cấp sẽ quản lý quyền truy cập, bảo mật, tính khả dụng và hiệu suất. Điều này khiến cho mô hình on premise – phần mềm lưu trữ tại chỗ dựa trên máy chủ của doanh nghiệp mất dần vị thế của mình.
Lịch sử phát triển
Sự xuất hiện của phần mềm trên nền tảng điện toán đám mây cho phép phần mềm được cài đặt trên các máy chủ ngoài doanh nghiệp. Khi nhắc tới phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) đầu tiên phần mềm được nhắc tới đó là Salesforce. Tuy nhiên, SaaS sơ khai nhất được bắt nguồn từ đĩa mềm và CD – ROM của thời kỳ tiền internet.
Nếu nhắc tới một cuộc chuyển dịch từ phần mềm vật lý sang SaaS ấn tượng phải kể đến Concur. Sau cuộc khủng hoảng thị trường năm 2001, Concur đã chuyển đổi sang SaaS và phát triển và tăng trưởng nhanh một cách vượt bậc. SAP đã mua lại Concur và trở thành thương vụ mua lại SaaS lớn nhất cho đến hiện tại.
Sau hơn 20 năm, mô hình SaaS phát triển nhanh chóng trên Thế Giới. SaaS đã góp phần gia tăng sức mạnh, thúc đẩy kinh doanh tại nhiều doanh nghiệp quy mô khác nhau.
SaaS có những đặc trưng cơ bản nào?
Một phép so sánh điển hình đó là SaaS như một ngân hàng, nơi bảo vệ quyền riêng tư của từng khách hàng và cung cấp dịch vụ đáng tin cậy và an toàn trên quy mô lớn. Tất cả khách hàng trong ngân hàng đều sử dụng cùng một hệ thống tài chính và công nghệ mà không lo lắng về vấn đề bảo mật.
Hệ thống đa khách hàng (Multi tenant architecture)
SaaS là một kiến trúc nhiều người thuê, trong đó tất cả người dùng và ứng dụng chia sẻ một cơ sở mã và cơ sở hạ tầng chung duy nhất được duy trì tập trung. Các máy khách của nhà cung cấp SaaS đều nằm trên một nền tảng, nên các nhà cung cấp có thể phát triển, đổi mới nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất.
Khả năng tùy chỉnh dễ dàng
Mỗi người dùng đều có thể dễ dàng tùy chỉnh các ứng dụng sao cho phù hợp với quy trình, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ không ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng chung. Kiến trúc của SaaS cho phép các công ty ty chỉnh riêng biệt một cách dễ dàng thông qua các bản nâng cấp. Điều này có nghĩa các nhà cung cấp SaaS có thể nâng cấp thường xuyên nhưng ít rủi ro hơn với chi phí hợp lý hơn.
Truy cập tốt hơn
Các phần mềm SaaS cải thiện khả năng truy cập dữ liệu của bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet. Đồng thời, các phần mềm này giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý các đặc quyền, giám sát việc sử dụng dữ liệu và đảm bảo dữ liệu được chia sẻ với mọi phòng ban liên quan cùng một lúc.
SaaS khai thác web tiêu dùng
Các ứng dụng SaaS điển hình thường được sử dụng trên giao diện Web. Với mô hình SaaS, người dùng có thể tùy chỉnh dễ dàng bằng thao tác trỏ và nhấp chuột. Việc cập nhật phần mềm kinh doanh truyền thống sẽ tốn thời gian hơn rất nhiều.
Những ưu, nhược điểm của phần mềm SaaS
Mỗi sản phẩm công nghệ đều có những ưu, nhược điểm riêng. Các sản phẩm công nghệ được coi là một công cụ để hỗ trợ tăng hiệu suất công việc
Ưu điểm của SaaS
1. Giảm thời gian cài đặt, triển khai
Đây cũng là một trong những đặc điểm khiến SaaS được ưa chuộng hơn các mô hình truyền thống. Các phần mềm, ứng dụng đã được cài đặt và cấu hình, các nhà thiết lập chỉ cần cung cấp máy chủ cho một phiên bản trên đám mây. Việc cài đặt này chỉ tốn khoảng một vài giờ. Điều này làm giảm thời gian cài đặt và cấu hình.
2. Tiết kiệm chi phí
Khi sử dụng phần mềm SaaS, doanh nghiệp sẽ không cần cài đặt hay đầu tư một hệ thống vật lý để chạy phần mềm. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí về khởi tạo, nhân sự và thời gian vô cùng lớn.
3. Khả năng mở rộng và tích hợp lớn
SaaS nằm trong môi trường cloud nên có một khả năng mở rộng và tích hợp vô cùng lớn với các dịch vụ SaaS khác. Với mô hình này không cần đến việc mua máy chủ hay phần mềm nào khác, khi cần mở rộng mô hình kinh doanh doanh nghiệp chỉ cần yêu cầu đơn vụ cung cấp.
4. Truy cập mọi lúc mọi nơi
Phần mềm SaaS được triển khai trên nền tảng web, do vậy chỉ cần có thiết bị di động kết nối Internet, người dùng có thể truy cập từ bất cứ thời gian và thời điểm nào. Do vậy, các công ty sử dụng phần mềm này cũng không nhất thiết phải làm trực tiếp tại văn phòng, giảm thiểu được chi phí vận hành đến mức tối đa.
Nhược điểm của SaaS
1. Khó tuân thủ các quy định
Khi dữ liệu của doanh nghiệp được lưu trữ của nhà cung cấp SaaS, điều này có thể dẫn đến việc khó tuân thủ quy định về bảo vệ dữ liệu của chính phủ. Nhà quản lý dự án cần tìm hiểu những quy tắc áp dụng cho doanh nghiệp của bạn. Đặt ra những yêu cầu giải đáp với nhà cung cấp, giải quyết hoàn toàn các vấn đề trước khi triển khai.
2. Tích hợp phần mềm khó khăn
Điều này xảy ra với 1 số phần mềm SaaS không có cổng tích hợp với các nền tảng lưu trữ bên ngoài. Các API nội bộ có thể không được tích hợp đúng cách với các giải pháp SaaS bên ngoài. Tuy nhiên, điều này đã được khắc phục khi xuất hiện các nền tảng trung gian giúp việc tích hợp trở nên dễ dàng hơn như: MuleSoft, Beehexa,…
3. Rủi ro thất bại
Khi dịch vụ Internet bị lỗi có thể dẫn đến việc gián đoạn truy cập vào phần mềm. Điều này sẽ dẫn đến việc khó chịu, ảnh hưởng các công việc đang làm.
SaaS, PaaS và IaaS giống và khác nhau như thế nào?
Dưới đây là một số ví dụ của các nhà cung cấp SaaS, PaaS, IaaS
Nhà cung cấp | |
SaaS | Google Apps, Dropbox, Salesforce, Cisco WebEx, Concur, GoToMeeting |
PaaS | AWS Elastic Beanstalk, Windows Azure, Heroku, Force.com, Google App Engine, Apache Stratos, OpenShift |
IaaS | DigitalOcean, Linode, Rackspace, Amazon Web Services (AWS), Cisco Metapod, Microsoft Azure, Google Compute Engine (GCE) |
Xu hướng của SaaS trên Thế Giới và tại Việt Nam
5 xu hướng của phần mềm SaaS trên toàn Thế Giới
1. Nhu cầu về phần mềm cộng tác, làm việc ngày càng tăng
Trải qua 3 năm Covid, một xu hướng mới đó làm việc tại nhà, làm việc remote ngày càng gia tăng. Một báo cáo từ Owl Labs cho biết, 70% nhân viên làm việc cho doanh nghiệp tại Hoa Kỳ hiện đang làm việc tại nhà. Việc trao đổi qua mail không đủ để mọi người có thể làm việc một cách trơn tru hơn. Nhu cầu sử dụng các phần mềm cộng tác, trao đổi ngày càng tăng.
Phần mềm Slack đã có hơn 12 triệu người dùng, đây được đánh giá là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc cộng tác, trao đổi công việc trong hiện tại.
2. Martech trở nên dễ tiếp cận hơn.
MarTech – là những phần mềm công nghệ được các marketer sử dụng để tối ưu hóa các công việc marketing để đạt hiệu quả cao. Các công ty cung cấp Martech hiện nay hướng đến việc giải pháp của mình sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn:
- Giá cả rõ ràng minh bạch
- Tập trung hoàn thiện tốt một công việc
- Có các tài khoản dùng thử thực tế
3. Các sản phẩm SaaS theo chiều dọc xuất hiện
SaaS dọc được hiểu là phần mềm đáp ứng nhu cầu cho một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như Salesforce phát triển các sản phẩm phần mềm dành riêng cho ngành: dịch vụ tài chính, y tế,…
Điều này ảnh hưởng nhiều từ vấn đề chi phí. Một phần mềm quá nhiều tính năng, cồng kềnh nhưng không được áp dụng dẫn đến việc lãng phí. Thay vì phải trả 250.000$ để tạo ra một công cụ của mình, thì doanh nghiệp chỉ cần trả 50$/ tháng để truy cập vào giải pháp SaaS dành riêng cho mình.
4. AI tích hợp vào nhiều phần mềm hơn
Trí tuệ nhân tạo đang được tích hợp vào tất cả các loại phần mềm, đây được coi là tương lai của nhân loại. Các phần mềm SaaS cũng không ngoại lệ. Nhiều doanh nghiệp mong đợi AI trở thành một tính năng để có thể nâng cao hiệu suất, chất lượng dịch vụ của mình.
Một số ví dụ: Spotify sử dụng máy học để đề xuất các bài hát được cá nhân hóa đến từng khách hàng -> nâng cao trải nghiệm khi nghe nhạc.
Flowrite sử dụng AI để tự động hóa việc tạo bản sao cho email và thông báo công cụ cộng tác
5. Low – Code trở thành chuẩn mực
Các nhà phát triển ứng dụng, phần mềm đang xây dựng các ứng dụng và trang web với nền tảng mã thấp. Thay vì viết mã code thủ công từng dòng một, nền tảng mã thấp có thể giúp xây dựng các ứng dụng bằng “lập trình trực quan” với việc “kéo – thả”.
Sự phát triển SaaS tại Việt Nam
Từ năm 2016, theo nghiên cứu của Hiệp hội điện toán đám mây Châu Á, Việt Nam có tốc độ phát triển ngành điện toán đám mây nhanh thứ 14 châu lục, ngay sau Trung Quốc và Ấn Độ – 2 đại diện lớn mạnh về công nghệ.
Hiện tại, SaaS trở thành mũi nhọn phát triển của ngành công nghệ Việt. Không chỉ dừng lại tại việc chia sẻ dữ liệu, SaaS lược phát triển để nâng cấp và mở rộng các phần mềm đặc thù. SaaS tiếp tục phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân, tổ chức.
Sự ra đời của phần mềm CRM theo mô hình SaaS
SaaS CRM là những phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng trên nền tảng đám mây. Loại CRM này được cung cấp bởi các nhà cung cấp thứ 3 dựa trên cơ sở đăng ký, người dùng có thể sử dụng Internet để truy cập.
Mang những nét đặc trưng của phần mềm SaaS, SaaS CRM thường có giao diện dễ sử dụng, chi phí tối ưu hơn so với các hệ thống CRM truyền thống. Điều này khiến cho CRM theo mô hình SaaS được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Cái tên được coi là khai sinh ra mô hình SaaS cũng là một nền tảng CRM – Salesforce CRM là hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng số 1 Thế Giới cho tới thời điểm hiện tại. Các sản phẩm của Salesforce được phát triển theo cả chiều ngang và chiều dọc. SalesForce cung cấp những giải pháp hiệu quả dành riêng cho bán hàng, marketing, dịch vụ khách hàng, các bộ công cụ kết nối. Bên cạnh đó là các sản phẩm SaaS dọc dành riêng cho ngành tài chính, ngân hàng, y tế,…
Tìm hiểu thêm về các giải pháp của Salesforce: TẠI ĐÂY
Với hơn 18 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp CNTT, mang đến những công nghệ tiên tiến cho doanh nghiệp Việt, Gimasys đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều Tập đoàn Công nghệ lớn trên Thế giới. Là chuyên gia đầu ngành về Salesforce multi-cloud, sở hữu hơn 130 chứng chỉ Salesforce với CSAT (chỉ số đánh giá sự hài lòng của khách hàng sau triển khai) được ghi nhận là 4.7/5 – Gimasys đang là đối tác Vàng và Cloud Reseller được ủy quyền hàng đầu của Salesforce tại Việt Nam.
Liên hệ với Gimasys – đối tác Vàng và Cloud Reseller hàng đầu của Salesforce tại Việt Nam theo form bên dưới để được tư vấn về triển khai Salesforce trong doanh nghiệp.