Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

PUMA Ấn Độ “bứt tốc” ấn tượng nhờ Salesforce CRM

PUMA là thương hiệu có lịch sử lâu đời, tuy nhiên chỉ đến năm 2006 hãng thời trang này mới chính thức đặt chân đến Ấn Độ. Ở Ấn Độ, PUMA đến sau Adidas, và bắt đầu với doanh thu khiêm tốn là 22 triệu rupee vào năm 2006. Tuy nhiên, đến tháng 12/ 2019, PUMA đã có bước nhảy vọt trong sự tăng trưởng kinh doanh của mình. Năm 2019 là năm thứ 2 PUMA vượt qua 2 đối thủ lớn là Reebok và Adidas về doanh số khi đạt 1413 srore, trong khi đó 2 hãng còn lại chỉ đạt doanh số lần lượt là 407 srore và 1250 srore (theo báo cáo doanh thu tháng 3).

Cửa hàng Puma tại Ấn Độ
Cửa hàng Puma tại Ấn Độ

Dù chậm chân hơn các đối thủ của mình là Adidas, Nike và Reebok, song, PUMA Ấn Độ  “ bứt tốc “ vươn lên với doanh thu khoảng 188 triệu USD.

Sự thành công của PUMA Ấn Độ đến từ chính sự nhanh nhạy của thương hiệu, nhanh chóng nắm bắt thói quen của người tiêu dùng trẻ và kịp thời đáp ứng nó. Trong hành trình 13 năm, PUMA Ấn Độ đã mở rộng và vận hành 375 cửa hàng trên toàn quốc, cùng với đó là phát triển trang web thương mại điện tử Puma.com.

Website chính của Puma Ấn Độ
Website chính của Puma Ấn Độ

Người tiêu dùng của PUMA là một thế hệ am hiểu kỹ thuật số và ưa thích hình thức mua sắm trực tuyến. Lưu lượng truy cập di động đang không ngừng tăng lên, điều này buộc cơ sở hạ tầng trang web Puma.com phải ổn định, thuận lợi cho việc mua hàng. Tuy nhiên, một trang web ổn định là chưa đủ để cung cấp một trải nghiệm mua sắm trực tuyến thú vị. Người tiêu dùng mong muốn trải nghiệm mua sắm trên trang web phải cung cấp đầy đủ tất cả những gì thương hiệu cung cấp tại cửa hàng bao gồm: tư vấn chi tiết sản phẩm, tuỳ chọn phương thức thanh toán, các ưu đãi tại cửa hàng được áp dụng đồng thời trên website,…

Để làm được điều này, hệ thống Salesforce CRM đã được áp dụng với PUMA ở khoảng 24 thị trường trên toàn thế giới, hiệu quả của hệ thống đem lại vượt ngoài mong đợi của PUMA. Nhờ vào Salesforce CRM, hãng nhanh chóng thâm nhập vào các thị trường mới, đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của khách hàng.

Cú nhảy xa của PUMA thành công vượt trội nhờ Salesforce

Thấy được hiệu quả của hệ thống Salesforce CRM, Fernandez – Head of Ecommerce nhanh chóng áp dụng hệ thống này vào việc quản lý bán hàng của PUMA tại thị trường Ấn Độ. Tháng 8 năm 2019 PUMA Ấn Độ đã triển khai Salesforce Commerce Cloud để nâng cao trải nghiệm mua sắm di động cho người tiêu dùng của họ.  Với sự thay đổi trong thiết kế UX di động, bán hàng và công nghệ kỹ thuật được tích hợp vào giải pháp, PUMA cung cấp cho khách hàng của mình trải nghiệm liền mạch và hiệu quả. Trên nền tảng mới, khách hàng sử dụng các bộ lọc rất nhanh chóng và dễ dàng, nhận kết quả phù hợp với những gì họ đang tìm kiếm, thêm chúng vào giỏ hàng và thanh toán bằng các tùy chọn thanh toán phù hợp. Tốc độ tải trang được tối ưu, PUMA ghi nhận tỷ lệ thoát trang, dropouts giảm đáng kể, tăng khả năng chuyển đổi mua hàng.

Các ứng dụng của Salesforce Commerce Cloud
Các ứng dụng của Salesforce Commerce Cloud

Nhờ vào hệ thống Salesforce CRM, PUMA kiểm soát khối lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ có sẵn, PUMA có thể hiểu những gì người tiêu dùng đang mua và tiến hành các chiến dịch marketing thông minh hơn tới họ. Trong nội bộ PUMA, sự thay đổi lớn nhất là cách tiếp cận và thực hiện các công việc. Họ tập trung vào việc cải thiện thiết kế giao diện website, tăng lưu lượng truy cập và tối ưu hóa nội dung.

Từ câu chuyện thành công của PUMA Ấn Độ, có thể thấy Salesforce CRM là sự lựa chọn phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ. Không chỉ tối ưu trải nghiệm người dùng trên các nền tảng, Salesforce CRM còn giúp quản lý các đầu mối khách hàng, tăng tỷ lệ chốt đơn, tăng doanh thu. 

Trước những thách thức và xu hướng tiêu dùng thay đổi, doanh nghiệp bán lẻ cần phải đánh giá lại chiến lược của mình để đảm bảo sự phù hợp, đồng thời xem xét các công nghệ sử dụng trong tiếp thị, bán hàng và tương tác với khách hàng thông qua mạng xã hội hay chatbot. Sự thay đổi  là cơ hội vừa là thách thức đối với các nhà bán lẻ. Salesforce CRM ngành Bán lẻ cung cấp một nền tảng mạnh mẽ giúp doanh nghiệp đối mặt với những thách thức này.

Các doanh nghiệp Việt ứng dụng Salesforce CRM như thế nào?

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp quản lý hệ thống mua sắm trực tuyến đã sớm áp dụng hệ thống Salesforce CRM. Hệ thống mang đến những sự thay đổi đáng kể trong việc quản lý và chăm sóc khách hàng. Là một trong những sàn thương mại lớn tại Việt Nam, Sendo không đứng ngoài cuộc chơi đầu tư công nghệ, cải tiến chất lượng dịch vụ. Sendo tạo nên sự đặc biệt khi tập trung phục vụ khách hàng trên toàn quốc, không chỉ tại các thành phố lớn.

Với Salesforce, Sendo có thể hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn trên tất cả các kênh. Nền tảng này cung cấp cái nhìn tổng thể về khách hàng và cho phép cung cấp dịch vụ đa kênh. Sendo đã sử dụng hệ thống để đo lường và cải thiện các chỉ số hiệu suất chính (như thời gian và chất lượng xử lý cuộc gọi,…). Salesforce Service Cloud là phần mềm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của Sendo. Với khả năng cập nhật dữ liệu thời gian thực, Salesforce Service giúp người dùng xử lý nhanh chóng các trường hợp quan trọng. Sau khi triển khai hệ thống, đội ngũ nhân sự của Sendo đã trải qua một sự thay đổi đáng kể trong quy trình làm việc, nâng cao năng suất lao động lên 30% và tăng điểm hài lòng của khách hàng (CSAT) lên 20%. Đồng thời, Sendo cũng đã gửi đi số lượng khảo sát gấp năm lần và tỷ lệ phản hồi đã tăng lên 150%.

Để đạt được thành công này, đội ngũ triển khai hệ thống cũng đã đóng góp một phần công sức không nhỏ. Với vai trò là đối tác hàng đầu của Salesforce tại Việt Nam, Gimasys đã chứng minh được khả năng triển khai thành công Salesforce CRM cho các doanh nghiệp khi từng thành công với TIKI. Các doanh nghiệp tìm hiểu thêm về Salesforce CRM truy cập tại đây hoặc liên hệ với Gimasys để được tư vấn chi tiết.

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xây dựng chiến lược CRM hiệu quả – Giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển đột phá
Chiến lược CRM (Customer Relationship Management) là giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển quan hệ khách hàng một cách toàn diện. Chiến lược này được xây dựng với mục tiêu tối ưu quá trình tìm kiếm, tiếp cận, giao tiếp và chăm sóc khách hàng, nâng cao sự hài lòng của người tiêu dùng khi mua sắm và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Đọc thêm
Hướng dẫn ứng tuyển