Thời đại 4.0, các doanh nghiệp đang kiếm tìm các giải pháp công nghệ hỗ trợ vận hành chắc hẳn đều biết tới cụm từ “on-premise”. Vậy, On premise là gì? Khi nào doanh nghiệp nên triển khai on premise. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các thông tin cụ thể về hệ thống phần mềm này.
On Premise là gì?
Khái niệm: On premise hay được biết đến là những phần cứng hay phần mềm tại chỗ. Đây là một giải pháp công nghệ hỗ trợ lưu trữ dữ liệu tại chỗ. Phần mềm On premise yêu cầu doanh nghiệp mua giấy phép hoặc bản sao của phần mềm để sử dụng được phần mềm đó.
Ưu điểm và hạn chế của On Premise
Đặc điểm của on premise software
- Phần mềm sẽ được cài trên máy chủ và hoạt động trong môi trường công nghệ thông tin
- On-premise cho phép doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát dữ liệu của mình.
- Để truy cập phần mềm on-premise, doanh nghiệp truy cập thông qua các ứng dụng từ giao diện người dùng hoặc máy tính để bàn.
Ưu điểm của On premise
- Toàn quyền truy cập: Toàn bộ dữ liệu, sẽ được người dùng toàn quyền truy cập, kiểm soát và quản lý. Với những doanh nghiệp có nhu cầu bảo mật thông tin dữ liệu cao, chú trọng về quyền riêng tư có thể sử dụng phần mềm on-premise để hỗ trợ vận hành.
- Chính sách và thủ tục bảo mật vô cùng chặt chẽ: Các dữ liệu của doanh nghiệp được lưu trữ trong trung tâm dữ liệu của riêng doanh nghiệp đó, không có sự can thiệp của bên thứ 3. Điều này giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát và quản lý tốt tính bảo mật của mình.
- Tính độc lập cao: Phần mềm On premise không cần sử dụng Internet để truy cập, chính vì vậy, người dùng sẽ dễ dàng truy cập mà không bị ảnh hưởng tốc độ.
Nhược điểm của On premise
- Chi phí đầu tư phần cứng và cơ sở hạ tầng đắt đỏ: Đây là các chi phí liên quan đến không gian, máy chủ, mức tiêu thụ điện năng và các thiết bị liên quan. Thường mức chi phí cao hơn khá nhiều so với các loại phần mềm khác.
- Cần đội ngũ IT chuyên nghiệp: Đối với các phần mềm On premise, doanh nghiệp cần có một đội IT support chuyên nghiệp. Đội ngũ IT sẽ có nhiệm vụ kiểm soát và quản lý những chính sách bảo mật do doanh nghiệp thiết lập.
- Khó khăn cho việc truy cập: Phần mềm On premise không cần internet để truy cập, chính vì vậy khi muốn sử dụng phần mềm chỉ có thể truy cập từ văn phòng hoặc khu vực lân cận. Nếu muốn truy cập từ xa thì cần những bước thiết lập vô cùng phức tạp.
- Có thể phát sinh chi phí trong quá trình vận hành: Những chi phí như phí cập nhật, điều chỉnh sẽ liên tục phát sinh nếu muốn phần mềm hoạt động ổn định hay cần thêm chức năng mới.
Sự khác biệt giữa On Premise và Off Premise
Bên cạnh On premise, Off premise là một khái niệm hoàn toàn khác , dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa 2 phần mềm này:
Yếu tố | On Premise | Off Premise |
Thời gian | Không có số liệu hay dẫn chứng cụ thể về sự ra đời của các phần mềm On – premise, on – premise ra đời rất lâu trước công nghệ cloud | Bắt đầu từ thập niên 90 và được Amazon công bố chính thức vào năm 2000 |
Ví dụ | SharePoint 2013, Adobe creative suite, xu hướng web tại chỗ | Office 360, Adobe creative Cloud, AWS & xu hướng web theo yêu cầu giảm |
Số lượng người dùng | Số lượng người dùng đối với các ứng dụng tại chỗ đã giảm xuống 13% (năm 2014) và giảm 88% (năm 2008) | Tỷ lệ người dùng với các ứng dụng off premise, tỷ lệ này tăng lên tới 87% (năm 2014) và 12% (năm 2008) |
Hình thức hợp đồng | Cần có giấy phép | Chỉ cần 1 đăng ký |
Chức năng | Các module là chức năng gia tăng | Có các ứng dụng (tiện ích mở rộng cho dịch vụ cốt lõi) dưới dạng chức năng gia tăng |
Ưu điểm | – Giảm chi phí dài hạn khi chỉ cần thanh toán 1 lần – Tránh việc bị rò rỉ dữ liệu – Toàn quyền do doanh nghiệp kiểm soát – Bảo mật đầy đủ – Có thể ảo hóa | – Tiết kiệm chi phí – Tốc độ cao – Có độ tin cậy – Sự hợp tác giữa bên cung cấp phần mềm và doanh nghiệp – Phát triển nhanh chóng và dễ dàng – Tích hợp tự động – Có sơ sở sao lưu và khôi phục dữ liệu – Khả năng truy cập API – Có nhiều phương án thuê – Ảo hóa nhanh và hiệu quả – Vị trí và thiết bị độc lập với nhau |
Nhược điểm | – Nếu tăng người dùng thì tốc độ sẽ giảm – Việc khôi phục và sao lưu cần có thời gian và phụ thuộc vào số lượng người dùng- Việc mở rộng cần nhiều thời gian và công sức- Phải cập nhật thường xuyên- Phải quản lý phần cứng riêng biệt | – Hiệu suất có thể thay đổi – Có thể gặp những vấn đề về kỹ thuật – Cần xem xét kỹ vấn đề bảo mật – Phải có kết nối Internet để truy cập |
Bảo vệ | – Bảo mật từ đầu đến cuối – Công cụ bảo mật bị ngắt kết nối, không được điều khiến bởi API – Cách tiếp cận dựa trên CNTT – Việc tự động hóa gặp khó khăn | – Nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo về bảo mật – Công cụ bảo mật dựa trên API được kết nối – Cách tiếp cận hướng đến nhà phát triển – Tự động hóa cao |
Điểm khác biệt giữa On premise và Cloud
Cloud hay điện toán đám mây càng ngày càng trở nên phổ biến. Nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sẽ lưu trữ tất cả các dữ liệu của công ty. Máy chủ dựa trên điện toán đám mây sử dụng công nghệ ảo để lưu trữ các ứng dụng của công ty. Cloud cũng được xem là phần mềm off premise. Chính vì vậy, điện toán đám mây sẽ có những đặc trưng riêng biệt so với on premise. Bảng dưới đây sẽ chỉ ra những điểm khác biệt đó
Yếu tố | On Premise | Cloud |
Triển khai | Tài nguyên được triển khai nội bộ và trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm duy trì giải pháp và tất cả các quy trình liên quan của nó. | Tài nguyên được lưu trữ tại cơ sở của bên cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp có thể truy cập và sử dụng dữ liệu tại bất cứ thời điểm nào |
Chi phí | Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về chi phí liên tục của phần cứng máy chủ, mức tiêu thụ điện năng và không gian | Doanh nghiệp trả tiền cho mức tài nguyên mà họ sử dụng mà không phải trả chi phí bảo trì, chi phí sẽ được điều chỉnh tăng giảm tùy thuộc vào mức độ tiêu thụ |
Kiểm soát | Doanh nghiệp lưu trữ tất cả dữ liệu và hoàn toàn kiểm soát các hoạt động liên quan đến dữ liệu | Dữ liệu và mã khóa được lưu trữ tại bên cung cấp dịch vụ. |
Bảo mật | Phần mềm on – premise mang tới mức độ bảo mật và quyền riêng tư cao, sẽ phù hợp sử dụng cho các công ty hay tổ chức có thông tin dữ liệu nhạy cảm, không thể để lộ: chính phủ, ngân hàng | Vấn đề bảo mật vẫn khá nan giải trong môi trường điện toán đám mây, bên cung cấp dịch vụ cần đảm bảo về sự bảo mật thông tin tuyệt đối đối với khách hàng của mình |
Xu hướng thị trường
Trong hơn một thập kỷ, thị trường phần mềm dần chuyển dịch, xu hướng chuyển đổi từ phần mềm on-premise sang phần mềm cloud ngày càng tăng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi còn diễn ra khá chậm. Từ năm 2016, hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn vẫn duy trì hệ thống quản lý thông tin truyền thống bằng phần mềm on-premise. Cho đến năm 2020, khoảng 70% doanh nghiệp mới lên kế hoạch chuyển đổi hoặc sử dụng mới các phần mềm dựa trên cloud.
Theo xu hướng đó, có rất nhiều đơn vị cung cấp các giải pháp phần mềm cloud trên thị trường như: Microsoft, Oracle, SalesForce, SAP, AWS,…
Hiện nay các phần mềm cloud đang được phổ biến và sử dụng rộng rãi hơn hỗ trợ đạt những mục tiêu kinh doanh cụ thể. Hệ thống CRM trên nền tảng Cloud cũng trở nên được ưa chuộng hơn. Các phần mềm on premise đang dần được chuyển đổi lên các phần mềm trên cloud. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những giá trị mà phần mềm on premise đem lại.
Liên hệ với Gimasys – đối tác Vàng và Cloud Reseller hàng đầu của Salesforce tại Việt Nam theo form bên dưới để được tư vấn về triển khai Salesforce trong doanh nghiệp.