“License” là một cụm từ rất dễ gặp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khi mà công nghệ ngày càng phát triển thì “license” là một định nghĩa quan trọng đối với các nhà phát triển phần mềm. Vậy license là gì? Software license có những loại nào? Cùng Gimasys giải đáp trong bài viết dưới đây.
License là gì?
“License” được dịch sang Tiếng Việt là giấy phép, cấp quyền. Có thể thấy, trong mọi lĩnh vực trong đời sống có rất nhiều các loại license khác nhau. Đối với phương diện đời sống, các loại license thường gặp như: giấy phép lái xe, giấy phép khai thác, sản xuất, giấy phép kinh doanh,…Đối với phương diện sở hữu trí tuệ: Bằng sáng chế, quy trình công nghệ, nhãn hiệu thương mại,…
Đối với lĩnh vực công nghệ hay phát triển phần mềm, license lại được chia ra rất nhiều loại khác nhau. Để phát triển hay sử dụng phần mềm, ứng dụng, các tổ chức cần nắm rõ những thông tin về các loại giấy phép phần mềm này.
Ý nghĩa của license trong kinh doanh
Thời kỳ công nghệ, kỹ thuật số phát triển, các sản phẩm về trí tuệ, hàng hoá hữu hình hay các loại dịch vụ đều có những thuộc tính hoàn toàn khác nhau. Trong kinh doanh, license thường được sử dụng chỉ các giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép sử dụng sản phẩm công nghệ của một công ty hoặc tổ chức khác.
- Giấy phép kinh doanh được cấp phép bởi cơ quan chức năng để cho phép một công ty hoạt động theo quy định của pháp luật. Việc có giấy phép kinh doanh giúp công ty hoạt động một cách hợp pháp và tránh được các rủi ro về pháp lý.
- Khi sử dụng một sản phẩm công nghệ của công ty hay tổ chức khác, các doanh nghiệp cần có license cho các sản phẩm công nghệ đó. Việc sử dụng các sản phẩm công nghệ này có thể được giới hạn bởi một số các điều khoản và điều kiện trong giấy phép.
Software license
Giấy phép phần mềm (Software license) là một tài liệu cung cấp đầy đủ những hướng dẫn ràng buộc về mặt pháp lý đối với việc sử dụng và phân phối phần mềm. Software license thường cung cấp cho người dùng cuối quyền sử dụng một hoặc nhiều bản sao của phần mềm mà không vi phạm bản quyền. Software license cũng xác định trách nhiệm của các bên tham gia vào thỏa thuận. Đồng thời, có thể áp đặt các hạn chế về cách sử dụng phần mềm.
Các điều khoản và điều kiện của giấy phép phần mềm thường bao gồm: việc sử dụng hợp lý của phần mềm, giới hạn trách nhiệm, bảo hành, từ chối trách nhiệm. Trong giấy phép cũng chỉ định các biện pháp bảo vệ nếu phần mềm hoặc việc sử dụng phần mềm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
Software license thường là: độc quyền, miễn phí và nguồn mở. Điểm khác biệt giữa các loại license này là điều kiện về việc người dùng có được phân phối hay sao chép để phát triển phần mềm trong tương lai hay không.
Các loại Software License
Về cơ bản, có 2 loại giấy phép phần mềm được phân chia dựa trên luật bản quyền:
- Giấy phép miễn phí và mã nguồn mở (FOSS): chúng thường được gọi là mã nguồn mở. Mã nguồn FOSS có sẵn cho khách hàng cùng với sản phẩm phần mềm. Khách hàng thường được phép sử dụng mã nguồn để thay đổi phần mềm.
- Giấy phép độc quyền hay còn được gọi là mã nguồn đóng. Chúng cung cấp cho khách hàng mã nguồn hoạt động. Người dùng không thể tự do thay đổi phần mềm này. Những license này cũng thường hạn chế việc đảo ngược mã nguồn của phần mềm để lấy mã nguồn.
Tuy nhiên, để phân biệt rõ hơn giữa 2 loại phần mềm mã nguồn mở và đóng thì ta có thể phân loại thành 5 loại sau đây:
- Public Domain: Đây là loại phần mềm có sẵn, miễn phí. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và thay đổi hoặc có thể kết hợp mã từ phần mềm này vào một ứng dụng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần thận trọng vì mã đã được sửa đổi có thể không đáp ứng được nhu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, bảo mật của doanh nghiệp. Các công ty nền cẩn trọng với các license mơ hồ.
- Lesser general public license: Giấy phép công cộng có hạn. Các nhà phát triển có thể liên kết với các thư viện mã nguồn mở trong phần mềm của họ và sử dụng bất kỳ loại license nào cho mã.
- Permissive: Loại giấy phép này sẽ thiết lập một số yêu cầu cho việc phân phối hoặc sửa đổi phần mềm. Nó cũng có những yêu cầu riêng biệt cho việc thông báo giấy phép, bản quyền hoặc nhãn hiệu. Có nhiều biến thể của permissive license như Apache, BSD (Berkeley Source Distribution), MIT.
- Copyleft (Bản quyền): Mã được cấp phép có thể được phân phối hoặc sửa đổi như một phần của ứng dụng hoặc dự án của phần mềm. Điều kiện là tất cả các mã liên quan được phân phối dưới cùng 1 loại license. Các sản phẩm mới chứa mã cũ với copyleft license phải tuân thủ các hạn chế được quy định trong license mã cũ.
- Độc quyền: Đây là loại giấy phép hạn chế nhất. Giấy phpes phần mềm độc quyền không cho phép việc sao chép, sửa đổi hoặc phân phối phần mềm. Những giấy phép này được cung cấp cho các chủ sở hữu phần mềm.
Tại sao Software license lại quan trọng?
Giấy phép phần mềm thiết lập các quyền của tất cả các bên liên quan đến phần mềm đó. Từ tác giả, nhà cung cấp, người dùng cuối. Nó xác định mối quan hệ giữa các công ty phần mềm và người dùng cùng với đó là những điều khoản bảo vệ các thành phần liên quan.
Cách license bảo vệ nhà phát triển phần mềm:
- Giấy phép bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại của nhà phát triển phần mềm dựa trên luật bản quyền.
- Giấy phép giới hạn những điều các bên khác có thể làm với mã nguồn phần mềm.
- Giấy phép giới hạn trách nhiệm của nhà cung cấp
Cách license bảo vệ người dùng:
- Xác định những gì người dùng có thể làm với mã nguồn của phần mềm.
- Thiết lập cách thức người dùng tuân thủ theo giấy phép phần mềm, bảo vệ người dùng khỏi các khiếu kiện vi phạm và giới hạn trách nhiệm pháp lý của họ.
- Giúp người dùng duy trì mối quan hệ tích cực với nhà phát triển và nhà cung cấp phần mềm
- Ngăn chặn chi tiêu quá đà cho giấy phép bằng cách thiết lập các thông số rõ ràng về số lượng giấy phép mà tổ chức cần.
Thực trạng sử dụng license tại Việt Nam
Tại các khu vực khác như Châu Âu, Mỹ,…việc sử dụng software license rất được chú trọng. Các nhà phát hành và người sử dụng đều ý thức được vấn đề này. Chi phí để sử dụng phần mềm bản quyền quyền không hề nhỏ.
Tại Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, phần mềm máy tính là một danh mục được bảo vệ bản quyền một cách tự động mà không cần đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, có đến 75% các phần mềm tại Việt Nam đang bị xâm phạm bản quyền (theo thống kê của Liên Minh phần mềm BSA). Đây là một con số đáng buồn và cần khắc phục để đảm bảo quyền lợi của nhà phát triển phần mềm cũng như người dùng tại Việt Nam.
Đọc thêm:
SDLC là gì? 4 mô hình SDLC phổ biến
Trí tuệ nhân tạo và vai trò của trí tuệ nhân tạo trong thời đại mới