Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

Gimasys tham dự sự kiện “Quản trị rủi ro trong Chuyển đổi số” kết hợp cùng Hội các nhà quản trị Việt Nam (VACD)

Ngày 23/6 vừa qua, tại Hà Nội, GIMASYS đã tham dự sự kiện “Quản trị rủi ro trong Chuyển đổi số” của Hội các nhà quản trị Việt Nam (Vietnam Association Corporate Directors – VACD) với vai trò diễn giả chia sẻ các vấn đề trong chuyển đổi số. 

Mở đầu chương trình, Ông Bùi Quý Phong – Phó Chủ tịch CLB Giám Đốc Sales & Marketing Việt Nam (CSMO), Uỷ viên BCH VACD đã chia sẻ về bài toán chuyển đổi số trong doanh nghiệp, về tầm quan trọng của chuyển đổi số và tại sao doanh nghiệp phải chuyển đổi số trong thời điểm này. 

Ông Bùi Quý Phong – Phó Chủ tịch CSMO, Uỷ viên BCH VACD chia sẻ về bài toán chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Có mặt trong chương trình, Bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) cũng chia sẻ về xu hướng và thách thức chuyển đổi trong ngành bán lẻ. Bà Loan chỉ rõ hai xu hướng là AI và IoT. Trong khi trí tuệ nhân tạo sẽ giúp thay đổi và định hình ngành bán lẻ, thì Internet vạn vật sẽ giúp tăng kết nối nhà bán lẻ với khách hàng. Bà cho biết, thị trường bán lẻ đang cực kỳ cạnh tranh và bất kể quy mô của doanh nghiệp là gì, thì tốc độ chuyển đổi số cũng đều đóng vai trò quyết định với sự tồn tài của doanh nghiệp bán lẻ trong tương lai. Câu hỏi sẽ không còn là ai bán sản phẩm tốt hơn mà là ai sẽ đem lại trải nghiệm mua sắm tốt hơn, và ai sử dụng chi phí vận hành hiệu quả hơn. 

Bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch AVR chia sẻ về xu hướng và thách thức chuyển đổi trong ngành bán lẻ

Cùng với sự tham dự của Ông Lê Minh Hưng – GĐKD Cyber Lotus đã chia sẻ về những thách thức trong triển khai ERP và bốn phương pháp tiếp cận: Bigbang, phased rollout, parallel adoption, và hybrid. 

Ông Lê Minh Hưng – GĐKD Cyber Lotus chia sẻ về những thách thức trong triển khai ERP và phương pháp tiếp cận

Đại diện GIMASYS, Bà Phan Ngọc Mai – Giám đốc dự án đã chia sẻ về những thách thức trong triển khai CRM và bài toán cho doanh nghiệp. Đầu tiên, Bà Mai khẳng định dù sử dụng công nghệ nào, ERP hay CRM, đều đặt con người làm cốt lõi vì mọi công nghệ, công cụ đều phục vụ cho con người. Đây cũng chính là yếu tố để xác định chiến lược lựa chọn triển khai CRM hay ERP. Tiếp đến, Bà Mai chia sẻ về thách thức trong việc triển khai CRM và phương pháp tiếp cận cùng chiến lược triển khai thành công dự án CRM. Trong chiến lược triển khai thành công dự án, Bà Mai nhấn mạnh về việc lấy khách hàng làm trọng tâm, về tầm nhìn của việc sử dụng CRM thay đổi từ product centric sang customer centric. Khi xây dựng mục tiêu CRM cần có sự thống nhất của các phòng ban, và với việc lấy khách hàng làm trọng tâm (customer centric) sẽ thay đổi toàn bộ cách thức mà các bộ phận, các phòng ban vận hành cũng như phối hợp để phục vụ tập trung vào khách hàng. Ngoài ra, Bà Mai cũng nói về quản lý thay đổi (change management). Chuyển đổi số chắc chắn sẽ gắn liền với chuyển đổi cách thức vận hành của doanh nghiệp, do đó, trước khi bước vào dự án chuyển đổi thì doanh nghiệp cần quản lý sự thay đổi, có kế hoạch và đào tạo liên tục để đáp ứng được sự thay đổi đó. 

Đại diện GIMASYS, Bà Phan Ngọc Mai chia sẻ về những thách thức trong triển khai CRM và bài toán cho doanh nghiệp

Kết thúc phần chia sẻ của các diễn giả, tiếp nối chương trình là phiên thảo luận. Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi với rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho các khách mời tham dự chương trình, trong đó phải kể đến hai câu hỏi: (1) Doanh nghiệp có bắt buộc cần cả CRM và ERP? Nếu cần cả hai thì triển khai giải pháp nào trước? và (2) Khi lựa chọn triển khai một giải pháp phần mềm, rủi ro của phía doanh nghiệp khi làm việc với các vendor là gì?

Đại diện của GIMASYS, Bà Phan Ngọc Mai, và đại diện của Cyber Lotus, Ông Lê Minh Hưng đã phối hợp trả lời hai câu hỏi. Với câu hỏi đầu tiên, Bà Mai và Ông Hưng cho biết việc triển khai ERP hay CRM phụ thuộc vào quy mô nhân sự và quy mô khách hàng cùng định hướng phát triển của doanh nghiệp để lựa chọn được công nghệ phù hợp. Nếu chỉ khoảng 3 đến 5 khách hàng thì không cần sử dụng công nghệ, còn nếu số lượng lên tới vài nghìn khách hàng thì sẽ cần đến công cụ như CRM để quản lý hiệu quả. 

Với câu hỏi thứ hai, Ông Hưng cho biết: Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã quen với việc tư vấn miễn phí, trong những  dự án như thế này nên có đơn vị tư vấn độc lập. Việc trông chờ vào tư vấn miễn phí chính là gap dẫn đến rủi ro cho cả đơn vị triển khai lẫn khách hàng. Bà Mai trả lời thêm về tính sẵn sàng của doanh nghiệp: Trong điều kiện thiếu đơn vị thứ ba độc lập về tư vấn, doanh nghiệp cần có đủ thông tin và đủ tin tưởng vào vendor để chia sẻ thông tin, tóm lại sẽ cần sự phối hợp chặt chẽ của cả doanh nghiệp và vendor. 

Một số hình ảnh trong chương trình: 

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xây dựng chiến lược CRM hiệu quả – Giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển đột phá
Chiến lược CRM (Customer Relationship Management) là giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển quan hệ khách hàng một cách toàn diện. Chiến lược này được xây dựng với mục tiêu tối ưu quá trình tìm kiếm, tiếp cận, giao tiếp và chăm sóc khách hàng, nâng cao sự hài lòng của người tiêu dùng khi mua sắm và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Đọc thêm
Hướng dẫn ứng tuyển