Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

5 Cách giúp các doanh nghiệp sản xuất nâng cao hiệu suất kinh doanh

Với các tác động từ nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đang phải đối mặt với những tình trạng khó khăn chưa từng có. Tỷ lệ đơn hàng sụt giảm khiến cho việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt. Các công ty thắt chặt chi tiêu, tối ưu các  trình để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong tình trạng hiện tại, doanh nghiệp có thể cải thiện bằng 5 cách dưới đây để có thể nâng cao hiệu suất kinh doanh của mình.

Việc nắm bắt được những đổi mới về mang tính đột phá về công nghệ chính là một điểm cộng lớn để doanh nghiệp sản xuất có thể cạnh tranh trên quy mô toàn cầu. Các giải pháp về trí tuệ nhân tạo (AI), người máy hay blockchain đã được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất từ trước đó. Với sự thay đổi trong công nghệ, nhu cầu về các bộ kỹ năng mới như: phân tích dữ liệu, hiểu biết về kỹ thuật số, tư duy phản biện cũng cần thiết. Các nhà sản xuất còn có thể nâng cao kỹ năng của các công nhân hiện có và đẩy mạnh tuyển dụng những nhân sự có năng lực chuyên môn về các kỹ năng mới này.

Trong hành trình ứng dụng công nghệ để gia tăng vị thế cạnh tranh, các nhà sản xuất có thể sử dụng 5 cách dưới đây để tối ưu hóa năng suất của mình.

Tăng cường sức mạnh tự động hoá cho đội ngũ kinh doanh

Cung giống với những đại diện bán hàng của các ngành khác, nhân viên bán hàng ngành sản cũng có các hoạt động phục vụ công tác bán hàng. Việc quản lý email, ghi nhật ký hoạt động, nhập dữ liệu bán hàng, ghi chú khách hàng,…là những hoạt động thủ công mất rất nhiều thời gian của các nhân viên kinh doanh. 

Theo nghiên cứu của Salesforce, 59% nhân viên kinh doanh ngành sản xuất dự kiến sẽ không đạt chỉ tiêu đề ra. Họ chỉ dành 37% để thực sự bán hàng. 

AI là một giải pháp cho vấn đề này. Với trí tuệ nhân tạo, các công việc thường ngày có thể hoàn toàn được tự động hoá. Theo báo cáo Tình trạng dịch vụ của Salesforce chỉ ra, 51% nhân viên dịch vụ khách hàng tốn rất nhiều thời gian để xử lý các công việc thông thường khi không có sự hỗ trợ từ công nghệ AI. Trong khi đó, 34% nhân viên dịch vụ có sử dụng AI tiết kiệm phần lớn thời gian để tập trung vào cải thiện dịch vụ của mình. Tương tự với các nhân viên kinh doanh của các công ty sản xuất, AI có thể giúp tự động hoá các tác vụ thông thường cho họ. Ví dụ: tự động hóa việc thu thập thông tin và xử lý các yêu cầu thông thường của khách hàng. 

Tăng tốc quy trình cho doanh nghiệp sản xuất

Tốc độ là một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp sản xuất. Trong các dây chuyền sản xuất hiện đại thường tập trung vào yếu tố này và đã được cải thiện bằng robot hoá. Tính linh hoạt và khả năng phản ứng nhanh đều được mong đợi ở mọi cấp độ của một tổ chức hay doanh nghiệp. 

Các nhà sản xuất thông minh luôn đón đầu những xu thế của công nghệ số. Các công nghệ mới có thể tăng tốc độ sản xuất, bên cạnh đó còn giúp tăng tốc độ đưa ra quyết định, hay những hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng, thoả thuận bán hàng hay các thay đổi mới về sản phẩm.

Các nhà sản xuất không chỉ quan tâm đến tốc độ trên nhà máy mà các quy trình liên quan khác cũng cần đảm bảo tốc độ. Từ việc xử lý hàng hoá đến đảm bảo các cuộc bán hàng, gặp mặt,…cũng cần được diễn ra đúng tốc độ của quy trình.

Tối ưu hoá các công cụ hỗ trợ

Nhiều nhóm bán hàng của các doanh nghiệp sản xuất chưa thể đạt được tốc độ cần thiết và nâng cao năng suất của mình. Hiện nay, các nhân viên kinh doanh phải làm việc với trung bình 6 công cụ để thực hiện các công việc hiện tại. Điều này gây mất thời gian khi chuyển giao giữa các công cụ. Các hệ thống không được tích hợp với nhau còn có thể gây ra việc năng suất bị giảm đáng kể.

Giải pháp là giảm số lượng công cụ và sử dụng nguồn dữ liệu cần thiết cho toàn bộ doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, việc này sẽ trở nên phức tạp nếu công ty đang vận hành nhiều hệ thống back-end khác nhau. Để kết hợp chúng lại với nhau cần trả lời 3 câu hỏi:

  • Làm thế nào để nhóm bán hàng và dịch vụ của bạn có thể lấy được dữ liệu sản phẩm, giá cả và khách hàng theo thời gian thực từ các hệ thống để quản lý đơn hàng, giải quyết các trường hợp và phục vụ khách hàng?
  • Trong hiện tại, có các ứng dụng bên thứ ba nào đang được tích hợp vào hệ thống CRM của doanh nghiệp?
  • Doanh nghiệp có kho dữ liệu không và làm thế nào để sử dụng kho dữ liệu đó?

Đưa các đối tác vào quá trình kinh doanh

Ngoài việc xây dựng nhà máy thông minh, các doanh nghiệp sản xuất cũng nên thay đổi cách tiếp cận thị trường của mình. Người tiêu dùng có nhu cầu cao hơn trong trải nghiệm khách hàng. Trong hiện tại, họ muốn có một trải nghiệm đa kênh một cách đồng nhất.

Các đối tác, kênh bán hàng của doanh nghiệp như: kênh đại lý, nhà phân phối, bán sỉ, lẻ,…cần có sự đồng nhất về trải nghiệm và dịch vụ. Trí tuệ nhân tạo có thể giúp đơn giản hoá các hành trình tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, nó còn giúp nuôi dưỡng sự tham gia của các đối tác và trao quyền cho họ bằng các công cụ và thông tin chuyên sâu phù hợp.

Xây dựng báo giá hiệu quả

Báo giá của doanh nghiệp sản xuất là yếu tố quan trọng để hoàn thiện đơn hàng. Quá trình báo giá hiện tại còn thủ công nên đôi khi gặp nhiều vấn đề. Các nhà sản xuất nên đặt ra câu hỏi về cách các nhân viên bán hàng tạo ra báo giá, thời gian phê duyệt và tương tác với đối tác trên các kênh như thế nào.

Các giải pháp kỹ thuật số như các công cụ báo giá có thể tối ưu hóa trình báo giá, giảm thời gian chu kỳ bán hàng và cải thiện mối quan hệ với các đối tác. 

Salesforce CRM là nền tảng CRM #1 Thế giới. Nền tảng hợp nhất dữ liệu và tích hợp trí tuệ nhân tạo AI sẽ là giải pháp mà các nhà sản xuất thông minh cần trong thời đại mới. Để tìm hiểu thêm chi tiết về giải pháp: Liên hệ ngay với Gimasys để được tư vấn!

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xây dựng chiến lược CRM hiệu quả – Giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển đột phá
Chiến lược CRM (Customer Relationship Management) là giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển quan hệ khách hàng một cách toàn diện. Chiến lược này được xây dựng với mục tiêu tối ưu quá trình tìm kiếm, tiếp cận, giao tiếp và chăm sóc khách hàng, nâng cao sự hài lòng của người tiêu dùng khi mua sắm và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Đọc thêm
Hướng dẫn ứng tuyển