Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

05 yếu tố giúp Doanh nghiệp lựa chọn Nền tảng Dữ liệu Khách hàng (CDP) phù hợp

Nếu doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng triển khai Nền tảng Dữ liệu Khách hàng (Customer Data Platform – CDP), chắc hẳn doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn cho mình đội ngũ có chuyên môn trong xử lý dữ liệu và xác định được mục đích chính của việc áp dụng công nghệ trong quy trình hoạt động. Sau đó, công việc còn lại chỉ là chọn lựa được giải pháp phù hợp nhất. Dưới đây là 5 yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp đi đến những quyết định sáng suốt khi lựa chọn triển khai CDP.

  • Thời gian đọc: 05 phút
  • Bài viết dành cho: Các cấp lãnh đạo và quản lý

1. Dễ triển khai 

Trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu, các doanh nghiệp đôi khi sẽ gặp phải tình trạng không biết làm thế nào để tận dụng hoàn toàn tính năng của những giải pháp công nghệ cao cấp. Những công nghệ mới thường phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình triển khai – và không có bất kỳ phần mềm nào có thể hỗ trợ trừ khi nhân viên được đào tạo để vận hành những giải pháp này.

Những giải pháp về Quản lý dữ liệu cũng không phải là ngoại lệ. Một vài nền tảng CDP trên thị trường có định dạng cấu hình chỉ phù hợp với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật cao, ví dụ như chỉ có đội ngũ IT mới có thể xây dựng hạ tầng dữ liệu để hỗ trợ các ứng dụng nội bộ. Ngoài ra, cũng có những CDP được thiết kế dành riêng cho các nhân viên Marketing. Trong trường hợp thứ hai, doanh nghiệp cần tìm kiếm các ứng dụng có Giao diện người dùng (UI) có tính tương tác cao và một Trải nghiệm người dùng (UX) được thiết kế phù hợp với mục tiêu kinh doanh. 

2. Số lượng nguồn dữ liệu được tích hợp

Một nền tảng CDP tốt cần sở hữu khả năng tập hợp được các nguồn dữ liệu xác thực như dữ liệu từ CRM, địa chỉ email, trung tâm cuộc gọi và dữ liệu từ nền tảng thương mại điện tử, cũng như các nguồn dữ liệu chưa qua xác thực như browser cookie, phân tích web, tương tác trên mạng xã hội và các ID quảng cáo trên thiết bị di động. 

Để thực hiện được điều này CDP cần được tích hợp với cơ sở dữ liệu hiện có như hệ thống CRM, Marketing, cũng như hệ thống khách hàng thân thiết và điểm bán hàng – đồng thời còn phải được tích hợp để thu thập dữ liệu về các tương tác trên web và mạng xã hội thông qua các tag trên nền tảng quản lý dữ liệu (DMP). CDP cũng cần những bộ API mạnh mẽ để có thể hoạt động trong hệ sinh thái của doanh nghiệp, cùng với khả năng trích xuất, chuyển đổi và tải bất kì loại dữ liệu khách hàng nào.

05 yếu tố giúp Doanh nghiệp lựa chọn Nền tảng Dữ liệu Khách hàng (CDP) phù hợp

Tham khảo:

3. Cách thức nhận biết danh tính khách hàng

Danh tính khách hàng có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào loại dữ liệu thường được doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, CDP không bị giới hạn bởi bất kỳ dạng danh tính nào. Nói cách khác, CDP đảm bảo xử lý các thông tin về danh tính khách hàng phục vụ cho CRM và marketing; và công nghệ nhận dạng người dùng (giải pháp xử lý danh tính chéo trên các thiết bị và đưa vào sử dụng) phải khớp với ID khách hàng trên cookies và các ID thiết bị khác nhau.

CDP cần hoạt động dựa trên mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm, bên cạnh đó còn phải phân chia nhân lực tại từng phòng ban để giải quyết các kịch bản B2C hay tập hợp nhân lực trong doanh nghiệp để hoàn thành các mục tiêu B2B. 

4. Cách CDP xử lý vấn đề bảo mật

Một vấn đề cũng quan trọng không kém so với khả năng định dạng dữ liệu đối với CDP đó là xử lý dữ liệu và quyền riêng tư khách hàng. Bên cạnh đó hệ thống sẽ được vận hành bằng cách sử dụng quyền thay đổi hoạt động của ứng dụng để quản lý và tận dụng dữ liệu khách hàng cho các công việc chia sẻ dữ liệu, mô hình tương đồng hoặc tái nhận dạng. 

Nền tảng CDP ngoài ra còn sở hữu một quy trình hoạt động chi tiết trong quản lý quyền dữ liệu. (Ví dụ cách thức doanh nghiệp chia sẻ và cung cấp dữ liệu khách hàng nội bộ với đối tác những vẫn phải bảo đảm tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng). Salesforce CDP hoàn toàn có thể đảm bảo cho doanh nghiệp những vấn đề đối với quyền riêng tư dữ liệu khách hàng.

5. Số lượng điểm cuối (endpoint) được kết nối

Sau khi thu thập, hợp nhất và phân khúc dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp cần thông qua các quy trình kích hoạt dữ liệu để đưa dữ liệu vào hoạt động. Một CDP sẽ có khả năng kích hoạt dữ liệu trên nhiều kênh và hiển thị thông tin khách hàng thực hiện tương tác ngay tại thời gian thực. 

Các doanh nghiệp nên chọn nền tảng CDP có thể kích hoạt dữ liệu cho các chiến dịch email, SMS và thông báo trên điện thoại, cũng như kích hoạt dữ liệu trong môi trường truyền thông có lập trình và dữ liệu khách hàng liền mạch được thu thập từ các nền tảng quảng cáo trên mạng xã hội lớn và dữ liệu gửi tới hệ thống.

Mặc dù lựa chọn một CDP là một quyết định phức tạp và quan trọng, nhưng nếu doanh nghiệp lựa chọn được một CDP đáp ứng 5 yếu tố này, khoản đầu tư cho CDP sẽ rất đáng giá.

Liên hệ với Gimasys – đối tác Vàng và Cloud Reseller hàng đầu của Salesforce tại Việt Nam theo form bên dưới để được tư vấn về triển khai Salesforce trong doanh nghiệp.

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xây dựng chiến lược CRM hiệu quả – Giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển đột phá
Chiến lược CRM (Customer Relationship Management) là giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển quan hệ khách hàng một cách toàn diện. Chiến lược này được xây dựng với mục tiêu tối ưu quá trình tìm kiếm, tiếp cận, giao tiếp và chăm sóc khách hàng, nâng cao sự hài lòng của người tiêu dùng khi mua sắm và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Đọc thêm
Hướng dẫn ứng tuyển