Chào mừng bạn đến với Gimasys!

Hotline: (MB) (+84) 981 946 466 , (MN) (+84) 988-777-632

  • Tiếng Việt
  • English

Cập nhật 3 xu hướng công nghệ mới nhất cho doanh nghiệp ngành sản xuất năm 2023

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tại Việt Nam là cơ sở để các doanh nghiệp sản xuất thúc đẩy các hoạt động sản xuất thông minh. Cập nhật ngay 3 xu hướng công nghệ mới nhất công nghệ mới nhất dành cho doanh nghiệp sản xuất năm 2023.

Tình hình chung của ngành sản xuất và các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Việt Nam được các báo quốc tế đánh giá cao khi có những bước vươn mình vượt trội trong ngành sản xuất. Nổi bật là việc nhanh chóng trở thành những nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất Thế Giới. Mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây, lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam có thể phát triển nguồn nhân lực và tận dụng năng lực của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh. 

Trong năm 2020-2021, dịch Covid đã làm gián đoạn chu trình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, vận chuyển khó khăn và thiếu nhân công đều khiến cho các doanh nghiệp chao đảo. Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, và nhu cầu cấp thiết về việc tối ưu hóa các hoạt động làm tăng nhu cầu về môi trường làm việc kết nối và thông minh.

Sau khi các hoạt động được mở cửa, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trở lại hoạt động nhộn nhịp hơn. Các doanh nghiệp sản xuất cũng sẵn sàng bước vào cuộc đua tăng trưởng mới. Việc công nghệ kỹ thuật số bùng nổ trong giai đoạn này cũng chính là tiền đề tạo nên xu hướng kết nối sản xuất, kinh doanh và nhà máy thông minh trong năm 2023.

3 Xu hướng công nghệ kết nối sản xuất, kinh doanh năm 2023

IIoT (Industrial Internet of Things)

Theo dữ liệu của Oxford Economics, IIoT có thể tác động đến các ngành chiếm 62% GDP tại các quốc gia G20. Một trong số các ngành nổi bật đó là sản xuất, năng lượng, thực phẩm. Industrial Internet of Things là tập hợp các cảm biến, dụng cụ và thiết bị tự động được kết nối thông qua Internet đến các ứng dụng công nghiệp. Mạng lưới này cho phép thu thập dữ liệu, thực hiện các phân tích và tối ưu hoá sản xuất, tăng cường hiệu quả, giảm chi phí trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. 

Năm 2023, IIoT tập trung vào tự động hóa quy trình. Khả năng kết nối là một phần không thể thiếu của sản xuất thông minh. Bên cạnh việc sử dụng các robot mang lại năng suất lên tới 160%, các hoạt động tự động hóa hoạt động, lắp ráp, quản lý hàng tồn kho cùng được đẩy mạnh. 

Kết hợp giữa công nghệ thông tin và công nghệ vận hành

Công nghệ thông tin là định nghĩa chung cho toàn bộ các công nghệ xử lý thông tin, bao gồm phần mềm, phần cứng, công nghệ truyền thông và dịch vụ liên quan. Các hoạt động sử dụng máy tính, lưu trữ, xử lý dữ liệu,…đều được bao gồm trong công nghệ thông tin.

Công nghệ vận hành được Gartner định nghĩa là phần cứng và phần mềm có khả năng phát hiện và kích hoạt thay đổi thông qua giám sát trực tiếp các thiết bị, tài sản và quy trình. Công nghệ vận hành sẽ tập trung vào việc quản lý và kiểm soát các thiết bị và hoạt động vận hành của doanh nghiệp. 

Ngày nay, các công nghệ được kết hợp với nhau để có thể hạn chế các sai sót, cắt giảm chi phí, nâng cao quy trình làm việc và có được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Việc kết hợp công nghệ thông tin và công nghệ vận hành trong sản xuất là việc sử dụng các dữ liệu bán hàng, hàng tồn kho để thúc đẩy các hoạt động sản xuất, tối ưu hoá quy trình và thiết bị. 

Các hệ thống tích hợp công nghệ thông tin và công nghệ vận hành cho phép các cấp độ tích hợp quy trình mới trong các chức năng sản xuất và kinh doanh. Ví dụ: Sử dụng dữ liệu vận hàng tại nhà máy gửi đến ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện phân tích, bảo trì và dự đoán. Điều này hạn chế đến mức tối đa việc ngừng hoạt động của hệ thống khi không được bảo trì kịp thời.

Ứng dụng mạng 5G vào sản xuất

Sự ra đời của mạng 5G là một tác động mạnh mẽ đến các công ty sản xuất trong thời kỳ công nghệ số. Tốc độ truyền thông tin nhanh và chính xác chính là những lý do khiến mạng 5G ngày càng được sử dụng rộng rãi. 

Các công ty ứng dụng IoT vào sản xuất cần phải sử dụng các máy cảm biến. Việc này tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ. Để kết nối lượng dữ liệu này qua mạng dây vô cùng tốn kém, nếu kết nối qua mạng wifi lại dễ dẫn đến tình trạng nghẽn mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc. Mạng 5G là một giải pháp hỗ trợ kết nối mật độ cao với hàng chục nghìn endpoints, cho phép kết nối quy mô lớn một cách dễ dàng. 

Các lợi thế công nghệ đem tới cho doanh nghiệp sản xuất

Tăng năng suất và hiệu quả

Công nghệ chính là yếu tố thúc đẩy mức năng suất cho các doanh nghiệp sản xuất. Đối với các công nghệ vận hành tại nhà máy, dây chuyền sản xuất thông minh tiết kiệm thời gian, chi phí nhân sự, loại bỏ các quy trình phức tạp. Đối với công nghệ hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, việc sử dụng quản lý tồn kho, dữ liệu khách hàng, các nền tảng phân tích thông minh giúp các công ty dự đoán nhu cầu thị trường và đưa ra các hành động chính xác và kịp thời.

Cải thiện chất lượng sản phẩm và trải nghiệm khách hàng

Nhiều công nghệ được sử dụng cho tất cả các cấp trong quy trình sản xuất và kinh doanh, giúp tùy chỉnh và đáp ứng các xu hướng thay đổi, cập nhật sản phẩm. Sự kết nối giữa các máy móc tại nhà máy sản xuất giúp việc liên kết dữ liệu giữa các giai đoạn trở nên dễ dàng, loại bỏ các thao tác thủ công mất thời gian.

Các doanh nghiệp sản xuất truyền thống bị hạn chế khả năng mở rộng quy mô vì không có nhiều sự kết nối để chuẩn đoán cung-cầu. Các công nghệ về quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM, CDP,…) xử lý lượng dữ liệu khổng lồ dự đoán các xu hướng về sản phẩm từ nhu cầu và thói quen của khách hàng. Từ đó, các nhà quản lý sẽ có những chiến lược cải thiện chất lượng sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất cho tệp khách hàng của mình. Các trải nghiệm sẽ được cá nhân hoá theo từng đối tượng khách hàng.

Đọc thêm: Manufacturing Cloud: Công nghệ dự báo hiện đại cho ngành Sản xuất

Trong năm 2022, các công nghệ, dữ liệu ứng dụng trong ngành sản xuất được giới thiệu và phổ biến rộng rãi. Năm 2023 là năm sẽ khiến công nghệ thông tin kết hợp công nghệ vận hành, IIoT được hỗ trợ bởi 5G trở nên phổ biến, thúc đẩy sản xuất thông minh.

LIÊN HỆ VỚI GIMASYS

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xây dựng chiến lược CRM hiệu quả – Giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển đột phá
Chiến lược CRM (Customer Relationship Management) là giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển quan hệ khách hàng một cách toàn diện. Chiến lược này được xây dựng với mục tiêu tối ưu quá trình tìm kiếm, tiếp cận, giao tiếp và chăm sóc khách hàng, nâng cao sự hài lòng của người tiêu dùng khi mua sắm và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Đọc thêm
Hướng dẫn ứng tuyển